Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2008

QUEN !

QUEN !

(ảnh minh họa nguồn internet)
Có phải em không ? Quen rất quen !
Mai tóc ngang vai đen rất đen
Dáng em ngồi đó em ngồi đó
Có phải em không ? Trông rất quen !
  
Pleiku tháng 10 năm 1985


Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2008

CHÙM THƠ: TÂM TÌNH ANH ĐỊA CHẤT


TÂM TÌNH ANH ĐỊA CHẤT



Nắng chiều về bên núi
Làn mây trắng nhẹ trôi
Mơn man sợi gió thổi
Tháp khoan vươn giữa trời.
Bồng bềnh trên cánh võng
Ta với mình thơ ơi
Chiều nay nơi biên giới
Viết tặng em mấy lời.
Đầu năm trên biên giới
Cuối năm giữa biển khơi
Bàn chân trần lấm đất
Có nơi nào chưa đi ?
Còn đây dòng địa chỉ
Ghi vài lời ân tri
Chiều nay trên biên giới
Thơ ơi nói những gì ?
Nói những gí thơ ơi !
Nơi tận cùng của biển
Là trời xanh mênh mông
Nơi đầu nguồn sông chảy
Là những con suối ngầm
Âm thầm trong lòng đất
Giấu tài nguyên bao la
Nơi sâu thẳm lòng ta
Là trái tim rực cháy.
Có những người Địa chất
Miệt mài bên giàn khoan
Nhẹ nhàng từng mẫu đất
Gian khổ mà mê say
*
Qua hiệp khoan chiều nay
Mình về bên cánh võng
Bồng bềnh theo mây bay
Gửi tình anh Địa chất
Với hồn thơ nơi này ./.
Tháng 11 năm 1996





ĐI THEO TIẾNG GỌI
Rỉn ! Rỉn Chiếc xe Zin thả làn khói xanh
Quay tít bánh lao nhanh trên đường phố
PLEIKU những ô cửa, những dẫy nhà,
Xe đưa chúng tôi qua, xin vẫy chào tất cả
Trăm ánh mắt như dồn về một ngả
Tiếng máy reo, hòa lẫn tiếng cười
Chào đoàn quân địa chất chúng tôi,
*

Qua rồi PLEIKU khuất trong bụi đỏ
Núi Hàm rồng hiện ra càng rõ (1)
Như hình thù con quái vật khổng lồ
Há miệng cầu trời, vẫn khát khô,
*

Rỉn ! Rỉn ! Rỉn ! Chiếc xe đưa chúng tôi
Như con kiến vàng bám đầy bụi đỏ
Lần lũi bò trên mặt đất trọi trơ
Trời Cao Nguyên đang vào mùa khô
Cây không nước héo vàng phơi mầu đất
Một câu hỏi đặt ra với những nhà địa chất
Nguồn nước ngầm trong lòng đất ba Zan
Ai sẽ khơi khui ? Ai đưa nước lên ngàn ?
Câu hỏi ấy thấm sâu trong lòng người địa chất
Là sức mạnh cho mũi khoan xoắn vào lòng đất
Là ánh chụp ngoằn nghèo làn sòng điện KRô Ta
Là đường Rô Ka (SK) của điểm đo Vật lý.
*

Cái nắng Cao nguyên không làm chùn ý chí !
Bụi đất BaZan không dơ ám lòng người !
Anh máy - Tôi Pin - Bạn Cực (2) - Em tời
Cầm vũ khí ta cùng xung trận mới
Bạn dọc theo thung, tôi ngược lên đồi,
Mồ hôi rơi - có gió thổi khô thôi !
Bụi đỏ bám rồi - Có nước trong rửa sạch !
Cô gái nông trường nhìn thôi miên con mắt
Lạ lắm phải không em, khi thấy việc anh làm,
Ngày mai thôi, anh sẽ dựng tháp khoan
Cho nông trường em những dòng nước mát
Cho những nương chè chải rộng mầu xanh
Cho tiếng hát em bay theo ngọn gió lành
Có tiếng máy anh khoan hòa giàn hợp xướng.
Thực tế rỗ rồi - không còn là viễn tưởng
Các anh sẽ trả lời với tổ quốc thân yêu
Ở Cao Nguyên nguồn nước rất nhiều
Không chỉ có dưới những tầng thẩm thấu
Mà có cả những bể ngầm cất dấu
Trữ lượng nước nhiều, cho công nghiệp tương lai ./.
Đoàn Động - PKEIKU 02/03/1980 -Tên địa danh của ngọn núi phía tây bắc thị xã Pleiku
- (2) Cực là cây bằng đồng để đóng xuống đất dẫn điện.
- Rô ka là kí hiệu để tính công thức điện trở suất (SK )



Trên cao mu áo
Trên cao, trên cao giàn khoan
Áo anh choàng mây trắng bay
Trên cao, trên cao giàn khoan
Bóng hình anh người địa chất
Mầu áo anh xanh, in giữa trời xanh
* * *
Ơi bóng hình anh bóng hình người thợ
Tạc vào không gian gió núi mây ngàn
Rạo rực lòng ai niềm thương nỗi nhớ
Để lại trong em bức tranh, với dáng hình anh
Đẹp trong mắt em, và say trong mắt anh
Một mầu xanh trên cao
Đẹp sao mầu áo anh mang.
Lời thơ đã được phổ nhạc tháng 9/1985
ĐI VÀO TRẬN MỚI
Xong nhiệm vụ rồi ta lại rút đi
Giàn tháp uy nghi ngỡ giàn tên lửa
Xưa đuổi giặc giữa trời lộng gió
Nay xuống âm ty hỏi đất có gì ?
Đi ! Ta lại ra đi !
Đường núi quoanh co đưa ta vào trọng điểm
Xe và máy cùng ta vào trận tuyến
Mặt đất rung lên khi tiếng máy gầm
Tháp khoan vút cao giữa không trung
Trời xanh thẳm vấn vương làn mây trắng
Nhìn đồng đội tắm mình trong nắng
Kéo thả cần khoan vẳng tiếng hò ơ
Người Tây Nguyên chín đợi mười chờ
Con nước mát về - Tốt tươi mầu hoa trải ...

Vô đề

VÔ ĐỀ 
Trải qua một chặng đường đời
Một thời chinh chiến - một thời yêu thương
Ai hay ? đáy nước - đoạn trường
Câu thơ viết dở vấn vương một thời
Mai kia tắt nắng về trời
Nằm trong đất mẹ ta cười với trăng
 22/12/2008  Xuân Hãn

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2008

Đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm

Đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm


''Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí, quan liêu,'' và tác phẩm ''sửa đổi lối làm việc'' của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người là tấm gương sáng mẫu mực trong thực hành những chuẩn mực đạo đức đó:

Nói đến thực hành tiết kiệm là một vấn đề có tính quy luật phổ biến đối với mọi cá nhân, đơn vị, Quốc gia trong quá trình phát triển. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn và khả năng tích lũy kém, để tăng sức cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mọi chủ thể kinh tế có nhiều việc phải làm, trong đó mấu chốt là vấn đề tiết kiệm. Tiết kiệm là để hạn chế đầu vào, mở rộng đầu ra. Nhưng tiết kiệm không có nghĩa là bủn xỉn. Những chi phí đúng và cần thiết thì nhất thiết phải chi. Vì vậy chống lãng phí phải gắn liền với thực hành tiết kiệm. Chống lãng phí phải có thói quen cần, kiệm như lời Bác Hồ thường dạy:
Biểu hiện của lãng phí rất đa dạng. Có thể lãng phí một nguồn lực, một tài sản vì lý do nào đó không được khai thác, hoặc chậm sử dụng. Lại có thể do khai thác không hết năng lực, đầu tư không đúng mục đích, không đúng nhiệm vụ, hoặc đầu tư xong không sử dụng được, bỏ phí. Cũng có thể lãng phí do phô trương, hình thức, chi phí quá mức cần thiết hoặc không cần thiết...
Có nhiều phương diện khác nhau để xem xét, xác định tình trạng lãng phí, song có thể căn cứ ở mấy điểm chính sau:
Lãng phí do những chi phí, tổn hao và sử dụng nguồn lực tài chính, nhân lực và các nguồn lực khác trên mức hợp lý; hoặc không đạt được mục tiêu, kết quả đã xác định, nếu có thì chất lượng, hiệu quả ở mức thấp hơn yêu cầu đặt ra. Do những hư hao, tổn thất không đáng có hoặc không thể được phép. Khái quát lại, những điểm nêu trên do hành vi chủ quan của cá nhân, tập thể đều được coi là hành vi lãng phí.
Lãng phí có thể xảy ra ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương; ở mọi cấp từ Trung ương xuống cơ sở; trong các gia đình và từng người dân.
Lãng phí có thể từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều tùy theo tính chất và phạm vi của nó. Lãng phí có khi thành thói quen do chủ thể gây ra mà không hề nhận thức được, như lãng phí về thời gian, làm việc cầm chừng, thiếu trách nhiệm, hiệu quả thấp. Có khi lãng phí một cách có chủ định nhằm phô trương hình thức. Cũng có trường hợp không muốn lãng phí, không thể lãng phí do túng thiếu, nhưng do những tập tục, thói quen mà sinh ra lãng phí. Người tổ chức biết rõ sự lãng phí nhưng vẫn làm với mục đích cá nhân hay động cơ trước mắt, hoặc bởi một lý do nào đấy. Tất nhiên họ có đủ "lý lẽ" để ngụy biện cho sự "cần thiết" của việc làm lãng phí mà họ gây ra. Dù ở hình thức và phạm vi nào, hậu quả của lãng phí là gây thiệt hại tài sản, tiền của, thời gian, sức lực của Đảng, Nhà nước, của cơ quan, đơn vị, nhân dân, gây ra những tiêu cực xã hội về nhiều mặt. Cho nên chống lãng phí là việc làm cần thiết, triệt để, hệ thống, đồng bộ, thường xuyên. Nó phải trở thành ý thức tự giác đối với mọi người trên cơ sở nhận thức đúng về bản chất, tác hại của lãng phí đối với cá nhân và xã hội.
Lãng phí là mặt đối lập với tiết kiệm. Tiết kiệm là sử dụng đúng mức, không phung phí sức lực, thời gian, của cải và có thể tích lũy được do biết chi tiêu, sử dụng đúng mức trong quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt. Tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng vẫn mang lại kết quả cụ thể, vẫn đạt được mục đích đã xác định.
Lãng phí thường cặp đôi với quan liêu, là tiền đề, hệ quả của nhau. Trong mối quan hệ này, quan liêu như một yếu tố tạo điều kiện cho phát sinh lãng phí. Lãng phí càng làm cho quan liêu trầm trọng hơn, xa thực tế hơn. Nguy hại nhất của tệ quan liêu là buông lỏng quản lý, xa rời thực tế, xa rời quần chúng, đi đến độc đoán, chuyên quyền, chủ quan duy ý chí. Do quan liêu nên không nắm được thực chất tình hình dẫn đến quyết sai, làm sai, gây thất thoát, lãng phí. Vì quan liêu đã bỏ qua việc khảo sát điều tra, nắm chắc tình hình, nôn nóng, bỏ qua việc chỉ đạo, kiểm tra giám sát sau khi đã quyết định. Quan liêu không biết được thực chất hiệu quả những công việc mà mình đã quyết và đã làm; không đánh giá đúng, tổng kết đúng, rút ra những kinh nghiệm đúng, những bài học thiết thực.
Lãng phí và tham ô có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tham ô và lãng phí đều làm thâm hụt ngân sách, thất thoát tài sản, là nguyên nhân dẫn đến sự mất mát tiền của, tài nguyên, mất lòng tin của nhân dân, là nguy cơ cho tình trạng bất ổn định kinh tế - xã hội, nguy cơ đối với sự tồn vong của đất nước.
Nhiều trường hợp, lãng phí, thất thoát xuất phát từ động cơ vụ lợi của cá nhân, tổ chức có quyền, có chức gây ra. Họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ra lãng phí, thất thoát để từ đó tham ô. Sự kết hợp này vừa khó phát hiện, vừa làm tổn hại tài sản của Đảng, Nhà nước, nhân dân lên gấp nhiều lần so với tham ô đơn thuần. Để chống tham ô nhất thiết phải chống lãng phí. Nếu lãng phí không được ngăn chặn thì tham ô có nhiều cơ hội phát triển.
Tham ô và lãng phí đều gây thiệt hại lớn cho Đảng, Nhà nước, tập thể và công dân, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Nó gây trở ngại lớn đối với quá trình đổi mới xây dựng đất nước, làm thất thoát tài sản lớn, làm biến chất cán bộ, công chức, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong con mắt của cộng đồng thế giới, trước hết là các nhà đầu tư nước ngoài.
b) Tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu mà cán bộ, đảng viên, công chức phải thường xuyên học tập và làm theo.
Về thực hành tiết kiệm: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh Tiết kiệm: không phải là bủn xỉn, “không phải xem đồng tiền to bằng cái nong”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép mọi người nhịn ăn, nhịn mặc; trái lại, cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, để dần dần nâng cao mức sống của nhân dân; tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, để cải thiện đời sống nhân dân. Tiết kiệm bao gồm: tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của và tất cả mọi người đều phải tiết kiệm. Tất cả mọi người ai ai cũng phải coi thực hành tiết kiệm là một quy luật đi lên của đất nước, một phương pháp của chế độ kinh tế, không phải chỉ nước nghèo mới thực hành tiết kiệm, mà cả nước giàu cũng phải tiết kiệm.
Về chống tham ô, lãng phí: Tham ô đối với cán bộ, đó là “ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung để làm quỹ riêng”; đối với nhân dân, đó là “ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”. Còn lãng phí bao gồm nhiều mặt: lãng phí sức lao động, lãng phí thời gian, lãng phí tiền của, lãng phí của cải vật chất của nhân dân, của đất nước. Nguyên nhân gây ra lãng phí, là do trình độ non kém, do thiếu kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, do độc đoán đưa ra những quyết định sai lầm,. Biểu hiện của lãng phí rất đa dạng. Có thể lãng phí một nguồn lực, một tài sản vì lý do nào đó không được khai thác, hoặc chậm sử dụng. Lại có thể do khai thác không hết năng lực, đầu tư không đúng mục đích, không đúng nhiệm vụ, hoặc đầu tư xong không sử dụng được, bỏ phí. Cũng có thể lãng phí do phô trương, hình thức, chi phí quá mức cần thiết hoặc không cần thiết...
Về bệnh quan liêu: Bệnh quan liêu từ đâu ra? Theo Bác, nguyên nhân của bệnh đó là: Do xa nhân dân, do đó không hiểu tâm lý, nguyện vọng của nhân dân; do khinh nhân dân, cho là “dân ngu khu đen”, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị, lý luận cao xa như mình; do sợ nhân dân, khi có sai lầm, khuyết điểm thì sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa; do không tin cậy nhân dân, họ quên rằng không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm cũng không xong, có lực lượng nhân dân, thì việc khó mấy, to mấy cùng làm được; do không hiểu biết nhân dân, họ quên rằng nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực. Đối với nhân dân, không thể lý luận suông, chính trị suông; do không yêu thương nhân dân, nên chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân... Có nơi, bệnh quan liêu mệnh lệnh trầm trọng đến nỗi cán bộ lừa phỉnh, dọa nạt dân. Bác kết luận: Bệnh quan liêu mệnh lệnh chỉ đưa đến một kết quả là hỏng việc, vì vậy chúng ta phải mau mau chữa bệnh nguy hiểm ấy.
c) Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc” nhằm khắc phục và loại bỏ biểu hiện tiêu cực như quan liêu, tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền, kém kỷ luật, thiếu ý thức trách nhiệm,... của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Từ sự phân tích sâu sắc những biểu hiện, bản chất, nội dung, nguồn gốc của tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh còn đề ra những biện pháp nhằm chống các căn bệnh tệ hại này một cách có hiệu quả: Một là, phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hai là, phải dựa vào quần chúng, phát động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu và thực hành tiết kiệm. Ba là, phải hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ. Bốn là, phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý kỷ luật nghiêm minh những tập thể, cá nhân vi phạm. Năm là, thường xuyên chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, đảng viên. Để thực hiện có hiệu quả cần coi trọng và tiến hành đồng bộ các biện pháp. Người còn yêu cầu: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật”.
Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết phải tạo nhận thức chung và quyết tâm chống tham ô, lãng phí, quan liêu; coi chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận, và chống bệnh quan liêu phải theo một nguyên tắc là “ Theo đúng đường lối nhân dân” phải được tiến hành trước hết và trực tiếp ở cơ sở, cơ quan, đơn vị.
(Tóm tắt học tập về đạo đức HCM)

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2008

Đạo đức Hồ Chí Minh

Đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm

''Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí, quan liêu,'' và tác phẩm ''sửa đổi lối làm việc'' của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người là tấm gương sáng mẫu mực trong thực hành những chuẩn mực đạo đức đó:

Nói đến thực hành tiết kiệm là một vấn đề có tính quy luật phổ biến đối với mọi cá nhân, đơn vị, Quốc gia trong quá trình phát triển. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn và khả năng tích lũy kém, để tăng sức cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mọi chủ thể kinh tế có nhiều việc phải làm, trong đó mấu chốt là vấn đề tiết kiệm. Tiết kiệm là để hạn chế đầu vào, mở rộng đầu ra. Nhưng tiết kiệm không có nghĩa là bủn xỉn. Những chi phí đúng và cần thiết thì nhất thiết phải chi. Vì vậy chống lãng phí phải gắn liền với thực hành tiết kiệm. Chống lãng phí phải có thói quen cần, kiệm như lời Bác Hồ thường dạy:
Biểu hiện của lãng phí rất đa dạng. Có thể lãng phí một nguồn lực, một tài sản vì lý do nào đó không được khai thác, hoặc chậm sử dụng. Lại có thể do khai thác không hết năng lực, đầu tư không đúng mục đích, không đúng nhiệm vụ, hoặc đầu tư xong không sử dụng được, bỏ phí. Cũng có thể lãng phí do phô trương, hình thức, chi phí quá mức cần thiết hoặc không cần thiết...
Có nhiều phương diện khác nhau để xem xét, xác định tình trạng lãng phí, song có thể căn cứ ở mấy điểm chính sau:
Lãng phí do những chi phí, tổn hao và sử dụng nguồn lực tài chính, nhân lực và các nguồn lực khác trên mức hợp lý; hoặc không đạt được mục tiêu, kết quả đã xác định, nếu có thì chất lượng, hiệu quả ở mức thấp hơn yêu cầu đặt ra. Do những hư hao, tổn thất không đáng có hoặc không thể được phép. Khái quát lại, những điểm nêu trên do hành vi chủ quan của cá nhân, tập thể đều được coi là hành vi lãng phí.
Lãng phí có thể xảy ra ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương; ở mọi cấp từ Trung ương xuống cơ sở; trong các gia đình và từng người dân.
Lãng phí có thể từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều tùy theo tính chất và phạm vi của nó. Lãng phí có khi thành thói quen do chủ thể gây ra mà không hề nhận thức được, như lãng phí về thời gian, làm việc cầm chừng, thiếu trách nhiệm, hiệu quả thấp. Có khi lãng phí một cách có chủ định nhằm phô trương hình thức. Cũng có trường hợp không muốn lãng phí, không thể lãng phí do túng thiếu, nhưng do những tập tục, thói quen mà sinh ra lãng phí. Người tổ chức biết rõ sự lãng phí nhưng vẫn làm với mục đích cá nhân hay động cơ trước mắt, hoặc bởi một lý do nào đấy. Tất nhiên họ có đủ "lý lẽ" để ngụy biện cho sự "cần thiết" của việc làm lãng phí mà họ gây ra. Dù ở hình thức và phạm vi nào, hậu quả của lãng phí là gây thiệt hại tài sản, tiền của, thời gian, sức lực của Đảng, Nhà nước, của cơ quan, đơn vị, nhân dân, gây ra những tiêu cực xã hội về nhiều mặt. Cho nên chống lãng phí là việc làm cần thiết, triệt để, hệ thống, đồng bộ, thường xuyên. Nó phải trở thành ý thức tự giác đối với mọi người trên cơ sở nhận thức đúng về bản chất, tác hại của lãng phí đối với cá nhân và xã hội.
Lãng phí là mặt đối lập với tiết kiệm. Tiết kiệm là sử dụng đúng mức, không phung phí sức lực, thời gian, của cải và có thể tích lũy được do biết chi tiêu, sử dụng đúng mức trong quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt. Tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng vẫn mang lại kết quả cụ thể, vẫn đạt được mục đích đã xác định.
Lãng phí thường cặp đôi với quan liêu, là tiền đề, hệ quả của nhau. Trong mối quan hệ này, quan liêu như một yếu tố tạo điều kiện cho phát sinh lãng phí. Lãng phí càng làm cho quan liêu trầm trọng hơn, xa thực tế hơn. Nguy hại nhất của tệ quan liêu là buông lỏng quản lý, xa rời thực tế, xa rời quần chúng, đi đến độc đoán, chuyên quyền, chủ quan duy ý chí. Do quan liêu nên không nắm được thực chất tình hình dẫn đến quyết sai, làm sai, gây thất thoát, lãng phí. Vì quan liêu đã bỏ qua việc khảo sát điều tra, nắm chắc tình hình, nôn nóng, bỏ qua việc chỉ đạo, kiểm tra giám sát sau khi đã quyết định. Quan liêu không biết được thực chất hiệu quả những công việc mà mình đã quyết và đã làm; không đánh giá đúng, tổng kết đúng, rút ra những kinh nghiệm đúng, những bài học thiết thực.
Lãng phí và tham ô có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tham ô và lãng phí đều làm thâm hụt ngân sách, thất thoát tài sản, là nguyên nhân dẫn đến sự mất mát tiền của, tài nguyên, mất lòng tin của nhân dân, là nguy cơ cho tình trạng bất ổn định kinh tế - xã hội, nguy cơ đối với sự tồn vong của đất nước.
Nhiều trường hợp, lãng phí, thất thoát xuất phát từ động cơ vụ lợi của cá nhân, tổ chức có quyền, có chức gây ra. Họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ra lãng phí, thất thoát để từ đó tham ô. Sự kết hợp này vừa khó phát hiện, vừa làm tổn hại tài sản của Đảng, Nhà nước, nhân dân lên gấp nhiều lần so với tham ô đơn thuần. Để chống tham ô nhất thiết phải chống lãng phí. Nếu lãng phí không được ngăn chặn thì tham ô có nhiều cơ hội phát triển.
Tham ô và lãng phí đều gây thiệt hại lớn cho Đảng, Nhà nước, tập thể và công dân, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Nó gây trở ngại lớn đối với quá trình đổi mới xây dựng đất nước, làm thất thoát tài sản lớn, làm biến chất cán bộ, công chức, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong con mắt của cộng đồng thế giới, trước hết là các nhà đầu tư nước ngoài.
b) Tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu mà cán bộ, đảng viên, công chức phải thường xuyên học tập và làm theo.
Về thực hành tiết kiệm: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh Tiết kiệm: không phải là bủn xỉn, “không phải xem đồng tiền to bằng cái nong”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép mọi người nhịn ăn, nhịn mặc; trái lại, cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, để dần dần nâng cao mức sống của nhân dân; tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, để cải thiện đời sống nhân dân. Tiết kiệm bao gồm: tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của và tất cả mọi người đều phải tiết kiệm. Tất cả mọi người ai ai cũng phải coi thực hành tiết kiệm là một quy luật đi lên của đất nước, một phương pháp của chế độ kinh tế, không phải chỉ nước nghèo mới thực hành tiết kiệm, mà cả nước giàu cũng phải tiết kiệm.
Về chống tham ô, lãng phí: Tham ô đối với cán bộ, đó là “ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung để làm quỹ riêng”; đối với nhân dân, đó là “ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”. Còn lãng phí bao gồm nhiều mặt: lãng phí sức lao động, lãng phí thời gian, lãng phí tiền của, lãng phí của cải vật chất của nhân dân, của đất nước. Nguyên nhân gây ra lãng phí, là do trình độ non kém, do thiếu kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, do độc đoán đưa ra những quyết định sai lầm,. Biểu hiện của lãng phí rất đa dạng. Có thể lãng phí một nguồn lực, một tài sản vì lý do nào đó không được khai thác, hoặc chậm sử dụng. Lại có thể do khai thác không hết năng lực, đầu tư không đúng mục đích, không đúng nhiệm vụ, hoặc đầu tư xong không sử dụng được, bỏ phí. Cũng có thể lãng phí do phô trương, hình thức, chi phí quá mức cần thiết hoặc không cần thiết...
Về bệnh quan liêu: Bệnh quan liêu từ đâu ra? Theo Bác, nguyên nhân của bệnh đó là: Do xa nhân dân, do đó không hiểu tâm lý, nguyện vọng của nhân dân; do khinh nhân dân, cho là “dân ngu khu đen”, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị, lý luận cao xa như mình; do sợ nhân dân, khi có sai lầm, khuyết điểm thì sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa; do không tin cậy nhân dân, họ quên rằng không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm cũng không xong, có lực lượng nhân dân, thì việc khó mấy, to mấy cùng làm được; do không hiểu biết nhân dân, họ quên rằng nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực. Đối với nhân dân, không thể lý luận suông, chính trị suông; do không yêu thương nhân dân, nên chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân... Có nơi, bệnh quan liêu mệnh lệnh trầm trọng đến nỗi cán bộ lừa phỉnh, dọa nạt dân. Bác kết luận: Bệnh quan liêu mệnh lệnh chỉ đưa đến một kết quả là hỏng việc, vì vậy chúng ta phải mau mau chữa bệnh nguy hiểm ấy.
c) Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc” nhằm khắc phục và loại bỏ biểu hiện tiêu cực như quan liêu, tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền, kém kỷ luật, thiếu ý thức trách nhiệm,... của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Từ sự phân tích sâu sắc những biểu hiện, bản chất, nội dung, nguồn gốc của tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh còn đề ra những biện pháp nhằm chống các căn bệnh tệ hại này một cách có hiệu quả: Một là, phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hai là, phải dựa vào quần chúng, phát động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu và thực hành tiết kiệm. Ba là, phải hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ. Bốn là, phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý kỷ luật nghiêm minh những tập thể, cá nhân vi phạm. Năm là, thường xuyên chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, đảng viên. Để thực hiện có hiệu quả cần coi trọng và tiến hành đồng bộ các biện pháp. Người còn yêu cầu: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật”.
Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết phải tạo nhận thức chung và quyết tâm chống tham ô, lãng phí, quan liêu; coi chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận, và chống bệnh quan liêu phải theo một nguyên tắc là “ Theo đúng đường lối nhân dân” phải được tiến hành trước hết và trực tiếp ở cơ sở, cơ quan, đơn vị.

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

1. Về nhận thức:
a/. Về sự cần thiết phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Sau ba mươi năm thống nhất độc lập, đất nước ta đã và đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phát triển nhằm xây dựng xã hội mới, một xã hội mà “ Dân giầu, nước mạnh, công bằng, Dân chủ văn minh” theo con đường xã hội chủ nghĩa, thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên hết sức quan trọng, bởi vì tư tưởng đao đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thách thức, khó khăn để tiến lên. Đặc biệt, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là một biện phát quan trọng để mọi cán bộ đảng viên và tổ chức đảng sửa chữa, trau rồi, khắc phục tình trạng suy thoái “có tính nghiêm trọng” về đạo đức, lối sống, giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
- Trước hết cần nhận thức về đạo đức. Đạo đức, là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tác, chuẩn mực, định hướng giá trị đựợc xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và toàn xã hội. Đối với mỗi cá nhân, ý thức và hành vi đạo đức mang tính tự giác, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu bên trong, đồng thời chụi tác động của dư luận xã hội, sự kiểm tra của những nguời xung quanh.
Đạo đức xã hội bao gồm ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức.Ý thức đạo đức là toàn bộ quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm trách nhiệm, hạnh phúc công bằng v.v. và về những qui tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi, ứng xử cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân.
Hành vi đạo đức là sự biểu hiện trong ứng xử thực tiển của ý thực đạo đức mà con người đã nhận thúc và lựa chọn. đó là sự ứng xử trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, với tự nhiện, đồ vật, với xã hội và với chính mình.
Quan hệ đạo đức là hệ thống mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, xét về đạo đức. Quan hệ đạo đức thể hiện dưới các phạm trù bổn phận, lưong tâm nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, cộng dồng và toàn xã hội.
Đạo đức là một phạm trù lịch sử, kết quả của quá trình phát triển xã hội loài người. Đạo đức thuộc kiến trúc thượng tầng, chịu sự qui định bới cơ sở hạ tầng. Sự thay đổi của hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ làm thay đổi các chuẩn mực đạo đức xã hội. Tuy nhiên, nhiều chuẩn mực, giá trị đạo đức, như nhân đạo, dũng cảm, vị tha…, có ý nghĩa toàn nhân loại và tồn tại trong các xã hội khác nhau.
Do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nên trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, chuẩn mực đạo đức của giai cấp thống trị chi phối đạo đức xã hội.
Do hành vi đạo đức bắt nguồn từ ý thức đạo đức, nên đạo đức thường tỷ lệ thận với trình độ học vấn, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân. Nhưng không phải cứ có trình độ học vấn cao là có trình độ văn hóa, đạo đức cao và ngược lại, bới có sự khác biệt và có khoảng cách giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức, giữa nhận thức và hành động của mỗi người.
Vai trò đạo đức trong xã hội.
Đạo đức có vai trò hết sức quan trọng trong xã hội: Đạo đức, với những chuẩn mực giá trị đúng đắn, là một bộ phận quan trong của nền tảng tinh thẫn xã hội.
Đạo đức góp phần giữ vững ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hôi “dân giàu, nước mạnh, công bằng, đân chủ, văn minh”.
Trong xã hội sự khủng hoảng của đạo đức là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội…
Vai trò đạo đức thể hiện rõ trong các chức năng của đạo đức trong đời sống xã hội.
Chức năng giáo dục: Những chuẩn mực đạo đức được cộng đồng chấp nhận tác động vào hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, để mỗi cá nhân tự giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của mình theo chuẩn mực chung của xa hội.
Khi nhận xét đánh giá người khác, người nhận xét cũng tự điều chỉnh mình, tức là tự giáo dục mình qua đó làm cho chuẩn mực đạo đức của xã hội ngày càng hoàn thiện.
Chức năng điều chỉnh: Chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi của các cá nhân, của cả cộng đồng và mối quan hệ giữa người và người trong xã hội.
Các nguyên tắc, chuẩn mực và định hướng giá trị đạo đức, cùng với sự kiểm tra, đánh giá của toàn xã hội có tác dụng điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, để họ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của cộng đồng.
Những chuẩn mực đạo đức được cộng đồng và toàn xã hội thừa nhận cùng với pháp luật và những qui định khác, là cộng cụ quan trọng để điều chỉnh quan hệ đạo đức của cả cộng đồng.
Trong quan hệ giữa con người với con người quan niệm hành vi đạo đức của người này có tác động đến quan niệm và hành vi đạo đức của người khác và ngược lại.
Chức năng phán ánh: Chung ta đã biết tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nên sự tồn tại mâu thuẩn xã hội cũng thể hiện trong đạo đức xã hội.
Hành vị đạo đức của mỗi cá nhân trong xã hội ngoài thể hiện ý thức đạo đức của họ còn phản ánh quan hệ lợi ích của họ với các cá nhân khác và toàn xã hội.
Sự phê phán của xã hội về những hành vị đạo đực của mỗi cá nhân thể hiện mối quan hệ xã hội hiện thực.
Truyến thống và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta
Trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước đân tộc ta đã hình thành nên các chuẩn mực, giá trị đạo đức tốt đẹp trong quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội phù hợp với yêu cầu tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta luôn coi trọng và phát huy các chuẩn mực, giá trị đạo đức tốt đẹp. Đó là ruyền thống yêu quê hương đât nước, gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng, đoàn kết, thủy chung, nhân ái, quí trọng nghĩa tình, cần cù, yêu lao động, dũng cảm kiên cường, hiếu học sáng tạo…
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc và xây dựng xã hội mới, Đảng và Bác Hồ luôn luôn chăm lo gìn giữ và phát huy truền thổng đạo đức tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đó là lòng yêu nước, thương mòi, săn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, sống có tình, có nghĩa, có đạo đức, có lý tưởng, vì nước, vì dân, có ý chí tự lực tự cường, tinh thân đoàn kết nhân aí… Đạo đức cách mạng đã trở thành một bộ phận quan trong của nền tảng tinh thần xã hội.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, truyền thống đạo đức của dân tộc đã được phát triển và bổ sung thêm các giá trị mới. Đó là những phẩm chất đạo đức mới, tiến bộ được xã hội thừa nhận như: năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết tâm vượt khó, quyết chí làm giàu, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và những giá trị đạo đức mới hình thành trong giai đoạn mới là xu thế chủ đạo, quyết đinh chiều hướng phát triển của đạo đức xã hội ta trong giai đoạn hiện nay.
Về sự suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay.
Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần nêu lên những mặt tốt đẹp của đạo đức trong thời kỳ đổi mới, đồng thời cũng chỉ ra thực trạng và mức độ suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và xã hội, thể hiện các dạng chủ yêu sâu đây:
- Một là, chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi… có xu hướng phát triển. một bộ phân cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, lợi dụng vị trí lãnh đạo và quyền lực để mưu lợi cá nhân, coi nhẹ lợi ich tập thể. Vi phạm tư cách đảng viên, trách nhiệm công dân.
- Hai là, nạn tham nhũng, đưa và nhận hối lộ, bòn rút của công… diễn ra nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vưc, trở thành “Quốc nạn”.
- Ba là, quan liêu, xa dân, lạnh đạm, vô cảm truớc khó khăn bức xúc, yêu cầu chính đáng của dân, làm giảm lòng tin của quần chúng đối Đảng và nhà nước.
- Bốn là, lối sống thiếu trung thực, cơ hội, “chạy chọt” khá phố biến, gây mất đoàn kết nội bộ.
- Năm là, nói không đi đôi với làm, nói và làm trái nghị quyết của Đảng, nói nhiều làm ít, phát ngôn tùy tiện, cục bộ địa phương chủ nghĩa,.. gây rối ren nội bộ, mất uy tín trước quần chúng.
- Sáu là, Suy thoái về đạo đức trong quan hệ gia đình và quan hệ giữa cá nhân với xã hội. Như: tranh chấp tài sản trong gia đình, ngược đãi cha mẹ, ông bà, lừa đảo bạn bè … tăng lên. Lối sống buôn thả, thiếu ý chí phân đấu .v.v. tồn tại trong không ít nguời.
- Bảy là, đạo đức nghề nghiệp bị sa sút, ngay cả trong lĩnh vực được xã hội tôn vinh như y tế, giáo dục, pháp luật, báo chi…
Tinh chất nghiêm trọng sự suy thoái về đạo đức, lối sống, nhất là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên cùng với những tiêu cực trong xã hội được Đại hội X của Đảng coi là “môt nguy cơ, thách thức lớn, liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ.”
Trình trạng suy thoái đạo đức có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan và khách quan chính sâu đây:
Về nguyên nhân khách quan.
Sự chuyển đổi cơ chế kinh tế đã tác động không nhỏ đến đạo đức xã hội. Kinh tế thị trường một mặt thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, mặt khác kích thích chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chạy theo lợi ích vật chất, bất chấp kỷ cương đạo lý. Một số người do nhận thức không đầy đủ hoặc kém vững vàng trước những biến động đó đã để chủ nghĩa cá nhân phát triển, xa rời những giá trị đạo đức, để chủ nghĩa thực dụng chi phối hành vi đạo đức của họ.
Sự phát triển của khoa học - công nghệ, quá trình toàn cầu hóa bùng nổ, thông tin toàn cầu đã tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong điều kiện đó những mặt tiêu cực của văn hóa, lối sống tư sản phương Tây có điều kiện phát triển mạnh vào nước ta, trong khi chúng ta chưa có biện pháp ngăn chặn hưu hiệu. Mặt khác, các thế lực thù địch lợi dụng toàn cầu hóa để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, thực hiện cuộc “xâm lăng” về văn hóa, đạo đức.
Do sự “lạc hậu tương đối” của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, trong xã hội ta vẫn còn tàn dư của đạo đức phong kiến, thực dân. Thực trạng đó trong chừng mục nhất định đã góp phần làm xói mòn giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta.
Trong điều kiện phong trào cách mạng thế giới lâm vào thoái trào. Các thế lực thù địch đã, đang chủ động tác động vào đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, coi đó là biện pháp thực hiện “diễn biến hòa binh”. Trên thực tế, đã có một số người công khai hay ngấm ngầm, trở thành truyền truyền cho lối sống tư sản, thực dụng, vô tình hay hữu ý đã phản bội lại mục tiêu lý tưởng đã lựa chon.
Về nguyên nhân chủ quan:
Chúng ta chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò nền tảng đạo đức trong ổn định và phát triển xã hội, chưa gắn chặt phát triển kinh tế với xây dựng văn hóa, đạo đức lối sống. Một thời gian dài biểu hiện buông lỏng việc giáo dục, quản lý cán bộ, công chức, thiếu sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Trong công tác tổ chức cán bộ, việc đánh giá qui hoạch lựa chọn, bồi dưỡng, đề bạt, quản lý cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp chưa coi trọng xem xét chặt chẽ các tiêu chuẩn đạo đức.
Sinh hoạt tự phê bình và phê bình trong các cơ quan, đơn vị còn bị xem nhẹ, có nơi tê lệt, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật còn hình thức, chưa nghiêm minh, chính xác.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ có chức có quyền và gia đình họ, chưa làm gương về đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo.
Giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
- Xuất phát từ thực tế nêu trên, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân là yêu cầu cấp thiết của sự ghiệp cách mang trong giai đoạn phát triển mới.
Văn hóa, đạo đức là bộ phận trọng yếu của nền tảng tinh thần và động lực phát triển xã hội. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên có nguy cơ làm giảm sự thống nhất trong đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tác động đến phát triển bền vững của xã hội.
Sự suy thoái đạo đức, lối sống đang phá hoạt hạnh phúc nhiều gia đình, làm giảm nguồn lực gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế.
Sự suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay là vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội, nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín lãnh đạo của Đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ.
Vì vây, yêu cầu của giai đoạn phát triển mới đổi với việc giáo dục đạo đức là:
Trong khi đặt ra phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, Đảng ta khảng định vai trò quyết định là nhân tố con nguời, vai trò nền tảng tinh thần là động lực phát triển văn hóa, đạo đức. Giáo dực đạo đức là một biện pháp thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tạo điều kiện phát triển nhanh, hiệu quả bền vững của đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh. xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
Văn hóa, đạo đức là động lực phát triển xã hội, công cuộc đổi mới đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao, cần phát huy mạnh mẽ những chuẩn mực đạo đức mới như năng động, sáng tạo, quyết tâm không chịu đói nghèo, đưa đất nước tiến lên cùng thời đại… là động lực to lớn đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đòi hỏi chung ta phải biết giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức tuyên thống, hình thành, bổ sung những giá trị mới. gìn giữ bản sắc văn hóa Việt nam.
Kinh tế thị trường phát triển, càng đặt ra yêu cầu cao về đạo đức xã hôi nói chung, đạo đức trong kinh doanh nói riêng, mỗi cá nhân muốn thành đạt phải biết canh tranh, hợp tác, năng động sáng tạo, đảm bảo chữ “tín” có lương tâm nghề nghiệp.
Trong trình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống đang như hiện nay, cán bộ, đảng viên của Đảng muốn phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, lãnh đạo được quần chúng, nhất thiết phải học tập, tu dưỡng, rèn luyên để trở thành tấm gương trong sáng về đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên, cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liên chính, chi công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
Học tập, tu dưỡng đạo đức, đòi hỏi mỗi nguời phải thường xuyên học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện mình, Mọi sự buông thả, thiếu tự giác học tập, rèn luyện, xa rời quản lý giáo dục của tập thể, cộng động, đoàn thể và gia đình là con đường dẫn tới hư hỏng, tự đánh mất chính bản thân mình.
b/. Những phẩm chất đạo đức cách mạng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cán bộ, đảng viên, công chức phải thường xuyên học tập và noi theo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về đạo đức, Người đã để lại nhiều bài viết, bài nói, tác phẩm về đạo đức.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức dân tộc Việt Nam, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng chủ nghĩa Mac – Lenin. Đó là sự tiếp thu có chon lọc và phát triển những tinh hoa đạo đức của nhân loại.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức, bao gồm: vị trí, vai trò, nội dung của đạo đức.
Ngay từ lúc đầu đến với cách mạng Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng, Người viết “Nguời cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”
Với mỗi người, Hồ Chí minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng phát triển của mỗi con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
Theo Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong thử thách. Người viết có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước”; “Khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vũng tinh thân gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “lo trước thiên hạ, vui sau thiện hạ”
Với Hồ Chi Minh nêu ra năm điểm đạo đức mà người đảng viên phải gìn giữ cho đúng đó là:
Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.
Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.
Vô luận trong mọi hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu.
Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.
Hòa mình với quàn chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.
Tư tưởng Hồ Chi Minh đặc biết mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ đảng viên, nhất là khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền. Trong bản di chúc, Nguời viết “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng. thật sự cần kiêm liêm chính chí công vô tư”.
Những phẩm chất đạo đức cách mạng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cán bộ, đảng viên, công chức phải thường xuyên học tập và noi theo. Đó là:
- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại.
- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng
- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người
- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Cần, kiêm, liêm, chính, chí công, vô tư là nền tảng của đời sống mới, là sản phẩm trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, là mối quan hệ “với tự mình”.Hồ Chi Minh quan niệm cần, kiêm, liêm, chính là bốn đức tính của con người, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Và Người đã giải thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm. Cần, kiêm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công, vô tư. Cần, kiêm, liêm, chính dẫn đến chí công, vô tư. Ngược lại chí công vô tư một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiêm, liêm, chính.
Đối với cán bộ, đảng viên học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trong và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các nội dung cụ thể là:
Thưc hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân” cần quán triệt các nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển.
Thực hiện đúng lời dạy: “Cần, kiệm, chính, chí công vô tư” nêu cao phẩm giá của con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
v>

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2008

HẮN MÀ


..........Hắn rót đầy ly, dù có nhẹ nhàng áp sát cổ chai vào miệng ly nhưng bọt vẫn đầy tràn, chỉ nửa phần ly là mầu sẫm còn lại là mầu trắng bông toàn bọt ga. Hắn gạt ngang bằng ngón tay trỏ ý muốn bỏ bớt phần bọt của bia, nhưng ông bạn ở bên nhanh nhảu ghé ly rót ào vào ly của Hắn, phần bọt tràn ra chỉ còn lại nước bia mầu nâu sẫm bằng đầy miệng ly...
Hắn ừ một tiếng ! Nâng ly lên ngang tầm mắt. Nào chúc mừng gặp mặt, trăm phần trăm ? Hắn ngửa cổ tu một hơi, mầu nâu sẫm trong ly như tuột mất để lại vài bóng bọt bên cạnh ly, hắn à một tiếng cho đúng giọng của gã làng chơi. Trong đầu hắn tưởng như thế mới đúng mốt.
Đã bao lần, có thể nói là hàng chục lần đi tiếp khách như vầy, nhưng lần này không phải là tiếp khách, mà là liên hoan tổng kết sau một ngày đại hội công nhân viên chức ..... cái khó chịu của Hắn không phải chỉ để cho cái đầu tỉnh táo, để tiếp khách ngoại giao, mà là chuyện ban chiều, chẳng phải uống bia, riệu như lúc này, nhưng khi ấy cái lưỡi của Hắn cứ cay cay, khó chịu làm sao ? Bởi khi chưa uống riệu nó cũng chẳng nói được những điều đáng nói !
Nó lầm tưởng những điều nó biết là người ta thừa hiểu rồi.
Hắn tưởng ai cũng như Hắn!
Thật là sai lầm một khi nghĩ về điều ấy, có giải thích bằng vái trời khi những kẻ bảo thủ đã lóa mù thì mắt nó nhìn toàn đêm đen....
Thôi thì chuyện đã qua, một ý kiến cá nhân ! Hắn tự động viên mình như vậy, Hắn gắp một miếng thịt bò hấp, Chọn một lá mơ to, có lẽ to nhất trong mớ lá mơ để trong đĩa, Hắn đặt nghiêng miếng thịt như thể để cuộn được cho nhiều vòng, gắp thêm một miếng khế chua, miếng chuối chát và cuốn vào, ngón tay út ngéo gập đầu miếng cuộn như thế để khỏi vương mắm tôm khi chấm, Hắn đưa lên miệng, với cặp mắt lim dim trong gọng kính 1,5 di ốp vừa thưởng thức cái mùi vị chua, chát, cay bùi béo của thịt Bò hấp. Hắn nhoẻn miệng cười như vừa thưởng thức một món ăn sơn hào hải vị...
Ừ chúc ngon lành. Tôi buông một câu như thế để tự động viên mình, bởi tôi biết Hắn bao giờ cũng vậy, cứ như không có chuyện gì !... với tính khiêm nhường, chẳng hề hiếu thắng, bản lĩnh của Hắn là vậy đấy .......

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2008

LÁ TRẮNG

BÀN TAY VÀ ĐÔI MẮT
Lách cách dao kéo chạm vào nhau
Rào rào tiếng nước chảy
Ông Y sĩ mặc áo choàng
Cô Bác sĩ đứng rửa tay
Bệnh nhân tiêm thuốc ngủ say ngả đầu vào ghế tựa
*
Dưới ánh đèn xanh dựu
bệnh nhân nằm trên bàn
Bắc sĩ đeo khẩu trang
Khó mà nhìn rõ mặt
Chỉ còn rõ đôi mắt là ánh lên sáng ngời !
*
Phòng mổ trong im lặng
Nghe tiếng thở đều đều
Bàn tay người Bác sĩ
Như nói lên từng điều
*
Ai đã đến bệnh viện
Chắc hẳn sẽ yêu thôi
Bàn tay và đôi mắt
Mang sự sống cho đời .
Bệnh nhân cắt Abidan 15/05/1985
YÊU NGHỀ
( Tặng cô em Bác sĩ bệnh viện)
Tuổi còn thơ tôi mơ tới nghề Y
Có phải tôi yêu mầu trắng diệu kỳ
Hay câu "Lương Y như từ mẫu"
Cho tôi say trong ước vọng ban đầu
Không phải "mầu" cũng chẳng phải "câu"
Lời tổ quốc gọi tôi đi tới
Đến với Cao Nguyên - Người dân mong đợi
Sức trẻ của tôi và trí tuệ của anh
Phải làm gì cho đời tươi xanh
Cho nhân dân yên lành không còn bệnh tật
Ai có hỏi nghề gì tôi thích
Tôi trả lời yêu nhất nghề Y ./.
ĐPĐ 1985



Photobucket
Ảnh của tôi chụp cùng hai bạn thăm lại TN (Bác sỹ Đào, Trần Hải, Văn Trung, Đoàn Động)
Lá trắng
( Tôi đăng bài thơ này để nhớ thằng bạn Tứu lâm của tôi, nó yêu cô bạn hiện đang học bác sĩ ở mãi bên Tây thời ấy, nghe nói chúng nó yêu nhau với cái đầu trọc vào Cao nguyên để đánh cược với tình yêu một thời xa vắng, mãi tới cuối năm 1986 Mẹ đẻ của Trung vào đón bạn về cưới cho hai đứa, bây giờ hai đứa sống hạnh phúc với 1 thằng con trưởng thành ở Thủ Đô Hà Nội )
Một sáng mai bên rừng cà phê
Tôi bỗng gặp loài cây lá trắng
Lá và hoa tắm mình trong nắng
Có phải thương người lá biến thành hoa
*
* *
Bâng khuâng tôi nhìn mãi về xa
Mênh mông một mầu trắng hoa cà
Tìm bóng hình em trên đất lạ
Trắng lá hoa ngỡ áo trắng em
*
* *
Chiếc lá vô tình sao đỗi thân quen
Rung rinh gợi nhớ về ngõ vắng
Phút gần nhau lắm tay thầm lặng
Để tháng ba trắng buổi chia ly
*
* *
Tôi yêu em đã nói những gì
Em xa tôi không hẹn ngày gặp lại
Nhưng lòng tôi vẫn còn nhớ mãi
Mầu trắng tôi yêu" Mầu trắng diệu kỳ"
Ngày trở lại:
Tôi bảo em anh muốn làm bác sĩ
Áo trắng bên em trực đêm đêm
Đưa bàn chân nhỏ về lỗi nhớ
Che hạt sương -Đỡ ướt áo em
Lá yêu hoa hóa thành mầu trắng
Tôi yêu em sao lại xa em
Đường tôi đi giữa hai mùa nắng
Để áo em cứ trắng trông chờ.
*
* *
Cứ ngờ em trốn trong vòm lá
Em yêu ơi anh gặp chút thôi
In bóng hình em trong đáy mắt
Mênh mông mầu trắng tận trân trời
*
* *
Nâng chiếc lá hôn nhẹ hạt sương rơi
Chợt giật mình bốn bề hoang vắng
Em có biết Cao Nguyên mùa nắng
Bát ngát một mầu trắng yêu thương ./.
Thơ Văn Chùng
 Cao Nguyên 1984