Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2008

PHÓNG VỆ TINH ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

PHÓNG VỆ TINH ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM
VÀ HÀNH TRÌNH CỦA VỆ TINH ĐỊA TĨNH (VINASAT1)
Hôm nay ngày 19-04-2008 vào đúng 5h17 giờ Hà Nội, ba động cơ tên lửa đã được kích hoạt, rời bệ phóng mang theo VINASAT-1 của Việt Nam và StarOne C2 của Brazil được phóng lên quỹ đạo, vệ tinh (VINASat 1) Vệ tinh đầu tiên của Việt Nam được phóng thành công từ bãi phóng Kourou - French – Guyana, quốc gia nam Mỹ (thuộc lãnh thổ hải ngoại của Pháp).
* - Quá trình đề xuất dự án và đàm phán:
+ Với tổng số vốn cho toàn bộ dự án là trên 200 triệu USD,
* - Quá trình phóng vệ tinh được chia làm 3 giai đoạn:
1- Giai đoạn sản xuất,
2- Giai đoạn thành lập trung tâm điều khiển,
3- Giai đoạn thành lập trung tâm khai thác và kinh doanh.
Phóng kép vệ tinh lên quỹ đạo diễn ra với thời gian là 34 phút 10 giây khi một tên lửa đẩy Ariane 5 của hãng ArianeSpace của châu Âu được sử dụng để phóng VINASAT-1 chỉ nặng gần 3 tấn và Star One C2 nặng gần 5 tấn, trong khi Ariane 5 có khả năng đẩy tới 9 tấn. Theo lịch trình, khi tới quĩ đạo chuyển đổi thì Star One C2 sẽ rời tên lửa đẩy trước do vệ tinh này được đặt trên vệ tinh địa tĩnh VINASAT-1 của Việt Nam. Bảy phút sau đó VINASAT-1 cũng sẽ được tách khỏi Ariane 5 và một tên lửa điều chỉnh sẽ đưa VINASAT-1 vào vị trí 132 độ Đông, lên độ cao khoảng 35.768km so với trái đất. Tại vị trí này, VINASAT-1 sẽ phủ sóng tới toàn bộ khu vực Đông Nam Á, đông Trung Quốc, Ấn Độ, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Úc, Hawaii.
Trong không gian quả vệ tinh luôn luôn bị giao động, do vậy VINASAT được lắp thên các động cơ đẩy ở nhiều hướng, khi quả vệ tinh bị giao động chệch hướng với cự ly định sẵn làm cho vùng phủ sóng ở trái đất bị “méo” đi thì động cơ đẩy hoạt động và đưa quả vệ tinh về vị trí tĩnh của nó. Nhìn từ trái đất, vệ tinh VINASAT đứng nguyên một chỗ.
Với hai trạm điều khiển được xây dựng xong cách đây 1 năm, một trạm ở Quế Dương tỉnh Hà Tây và một ở Bình Dương, cùng với các thiết bị đã được lắp đặt kiểm tra thông số kỹ thuật và sẵn sàng vận hành khi vệ tinh được phóng lên, hai trạm này có nhiệm vụ giữ cân bằng cho quả vệ tinh đứng tĩnh trên quỹ đạo so với mặt đất.. Hệ thống khai thác có nhiệm vụ phân phối băng tần, lưu lượng của bộ phát đáp và trung tâm này cũng đã sẵn sàng hoạt động.
Khoảng một tháng đầu tiên trên quĩ đạo, các chuyên gia của Lockheed Martin sẽ tiến hành đo kiểm kỹ thuật để khẳng định VINASAT-1 hoạt động ổn định trước khi bàn giao quyền kiểm soát và khai thác cho VNPT. Trong thời gian hoạt động, nếu VINASAT-1 bay chệch khỏi quĩ đạo thì các kỹ sư tại Đài điều khiển vệ tinh Quế Dương (Hà Tây) sẽ điều khiển để VINASAT-1 trở lại đúng quĩ đạo ban đầu.


Vệ tinh VINASAT-1 là một vệ tinh thương mại, có dung lượng 20 bộ phát đáp và phục vụ được khoảng 10.000 kênh thoại, truyền dữ liệu, Internet , hoặc 120 kênh truyền hình trên băng tần C và KU. Vinasat 1 là loại vệ tinh trung bình, cao 4m, trọng lượng thô 1,1 tấn, sau khi bơm nhiên liệu sẽ nặng 2,6 tấn. Tuổi thọ trung bình 15-20 năm.


VINASAT-1 có hai phần thiết bị: phần tải chính gồm ăngten phát, ăngten thu, các thiết bị điện tử trợ giúp việc truyền dẫn sóng và phần nền gồm hệ thống trợ giúp phần tải chính hoạt động như hệ thống đẩy, nguồn điện, hệ thống điều khiển nhiệt độ, điều khiển trạng thái bay...Được sản xuất trên công nghệ khung A2100 - Công nghệ tiên tiến nhất của Lockheed Martin (Mỹ) được đưa vào khai thác thương mại từ năm 1996. Hiện có khoảng 30 vệ tinh thương mại trên thế giới sử dụng công nghệ này và đang hoạt động ổn định trên quĩ đạo. Hãng Arianespace (Pháp) sẽ đảm nhiệm phần phóng vệ tinh lên quĩ đạo từ Trung tâm vũ trụ Guyane. Hai nhà bảo hiểm gốc là Bảo Việt và Bảo hiểm Bưu điện sẽ bảo hiểm vệ tinh với trị giá 177 triệu.

Sử dụng tín hiệu của vệ tinh đối với lĩnh vực an ninh Quốc phòng, vệ tinh đảm bảo sự chỉ đạo đồng bộ với tính ổn định cao đến mọi nơi, mọi lúc mà hệ thống cáp và các dịch vụ phương tiện khác không có được. Vệ tinh cũng giải quyết được bài toán kinh tế cho việc thực hiện các mục tiêu đưa thông tin đến vùng sâu, vùng xa. Trong lĩnh vực y tế, giáo dục Quốc gia, hiện vẫn còn nhiều cơ sở vùng sâu vùng xa gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin đến với những tiến bộ khoa học, sử dụng tín hiệu từ vệ tinh việc điều trị bệnh và học tập sẽ dễ dàng hơn. Trong đó đáng chú ý là hỗ trợ, phục vụ cho thông tin phòng chống và ứng cứu đột xuất khi xảy ra bão lũ, thiên tai, hỏa hoạn
Về góc độ kinh tế, Việt Nam có vệ tinh riêng cũng tiết kiệm khá nhiều chi phí so với đi thuê vệ tinh của các nước trong khu vực ..Từ những năm 1980 Việt Nam bắt đầu sử dụng thông tin vệ tinh thông qua hệ thống InterSputnik của Liên Xô. Từ năm 1990, Việt Nam tăng cường đầu tư các trạm mặt đất để sử dụng vệ tinh Intelsat của Úc và từ năm 1991 bắt đầu phát truyền hình qua vệ tinh.Việt Nam đã phải đi thuê vệ tinh khoảng 2.024 kênh thông tin vệ tinh đi quốc tế, và hàng loạt kênh mạng thông tin vệ tinh nội địa với tổng chi phí thuê kênh vệ tinh lên đến hơn 8 triệu USD/ năm, nhu cầu của các ngành trong toàn Quốc trong những năm tới, nếu tính thì chi phí sẽ lớn hơn nhiều lần. Trong khi đó vệ tinh riêng của Việt Nam sẽ cho chi phí thấp hơn, giá cho thuê thương mại của một kênh vệ tinh thường cao hơn giá thành từ 1,8 đến 3 lần tùy thuộc vào cung cầu băng tần sử dụng.
Công ty Viễn thông Việt Nam, đơn vị được VNPT giao quản lý vận hành vệ tinh, và ngân sách nhà nước đầu tư phải mất khoảng 9 -10 năm khai thác mới có thể thu hồi đủ số vốn hơn 200 triệu USD đầu tư cho quả vệ tinh VINASAT-1
Việc phóng vệ tinh VINASAT1 mục tiêu đầu tiên là thương hiệu quốc gia, đối với một nước đang phát triển, một con rồng non ở châu Á thì không thể thiếu một quả vệ tinh thương mại của riêng mình.
Sau khi Vinasat 1 phóng thành công, một tháng nữa phải đo thử lại và sau đó mới chính thức khai thác. Tuy vậy đến nay, đã có một số đơn vị bắt đầu chuẩn bị chuyển sang dùng VINASAT-1 ngay khi vệ tinh được bắt đầu khai thác vào tháng 6-2008.
Trải khắp đất nước Việt Nam và vùng lân cận nếu có nhu cầu dịch vụ phủ sóng vệ tinh. Mọi nhà, mọi người đều có thể xen TV truyền hình vệ tinh, điện thoại vệ tinh, dùng Intenet băng thông rộng, từ vệ tinh VINASAT.
Hành trình của vệ tinh VINASAT-1
- Năm 1995: Tổng cục Bưu điện đề xuất Chính phủ sự cần thiết phải có vệ tinh riêng.
- Tháng 12-1995: Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương việc xây dựng dự án phóng vệ tinh.
- Năm 1999: Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia dự án VINASAT-1.
- Năm 2002: Chính phủ thông qua các nội dung cơ bản của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án VINASAT-1.
- Tháng 5-2006: VNPT ký hợp đồng cung cấp vệ tinh, dịch vụ phóng, thiết bị trạm điều khiển vệ tinh VINASAT-1 với nhà sản xuất Lockheed Martin Commercial Space Systems (Hoa Kỳ).
- Tháng 3-2008: VINASAT-1 được chuyển từ xưởng sản xuất tại Mỹ sang bãi phóng tại Trung tâm vũ trụ Guiana.
- Ngày 19-4-2008: VINASAT-1 chính thức được phóng lên Quỹ đạo.

+ Theo thông tin từ Arianespace, thời gian cho phép thực hiện việc phóng vệ tinh VINASAT-1 cùng vệ tinh Star One C2 của Brazil là từ 19g16-20g23 ngày 18-4 (giờ Guiana) và thời điểm phóng chính thức được thống nhất là 19g17, tức 5g17 ngày 19-4 giờ Hà Nội.
Quá trình đề xuất dự án và đàm phán
+ Năm 1995, Tổng cục Bưu điện đề xuất xây dựng dự án phóng vệ tinh và được Chính phủ đồng ý. Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (Nay là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam - VNPT) được giao xây dựng dự án và năm 1998 báo cáo tiền khả thi dự án được Chính phủ thông qua. Năm 1999 Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia dự án VINASAT. Năm 2001, Bộ Khoa học - công nghệ và môi trường phê duyệt VINASAT là một trong các nội dung chủ yếu của chương trình khoa học, công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2001-2005. Năm 2002, Chính phủ thông qua các nội dung cơ bản của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án VINASAT-1
+ Khó khăn và kéo dài nhất là quá trình đàm phán quĩ đạo của VINASAT-1. Sau khi xác định quĩ đạo 132 độ Đông là vị trí lý tưởng cho VINASAT-1, các cơ quan chức năng đã làm việc với 27 quốc gia có liên quan để thỏa thuận cho Việt Nam sở hữu quĩ đạo 132 độ Đông mà không ảnh hưởng đến các vệ tinh khác đang hoạt động xung quanh. Những cuộc đàm phán “xương xẩu” nhất được nhắc đến là với Nhật Bản, Tonga, Trung Quốc, Indonesia, Nga - những quốc gia đã có vệ tinh hoặc đã đăng ký quĩ đạo cùng vị trí hoặc ở vị trí lân cận quĩ đạo 132 độ Đông. Mãi đến tháng 2-2005 việc đàm phán quĩ đạo mới cơ bản hoàn thành và VNPT chính thức được giao làm chủ đầu tư dự án.
13 năm - thời gian không ngắn song cần thiết đối với sự ra đời của vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam Nếu tính từ thời điểm vệ tinh đầu tiên trên thế giới Sputnik 1 được Liên Xô phóng lên quĩ đạo thì đã hơn 40 năm. Cho đến nay, trên quĩ đạo đã có gần 300 vệ tinh thương mại đang hoạt động, cung cấp hàng loạt dịch vụ viễn thông hữu ích cho con người. Riêng châu Á đã có 80 vệ tinh của 20 nhà khai thác. Các nước trong ASEAN đã sở hữu vệ tinh trước Việt Nam gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines.

Tổng hợp từ các bản tin về VINASAT-1