Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2008

KỶ NIỆM NGÀY Ở VIỆN

Hôm nay 10/03/2008.
Kỷ niệm chiến thắng Buôn Ma Thuột, ngày 10/03/1975 giờ này ngày ấy mình đang nằm ở viện quân Y C17 (trong rừng sâu mà đường đi thì hàng chục cây số suối ngầm) Nằm nghe đài, "Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ Thị xã Buôn Ma Thuột"... Mở màn cho chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam (lúc ấy chưa công bố tên chiến dịch Hồ chí Minh) lúc này là 21 giờ đêm, cả lán của mình chỉ có 14 thương binh và mấy lán bên cạnh mỗi lán cũng có khoảng 18 đến 20 người, tất cả đều đồng loạt hô chiến thắng rồi, chiến thắng, chiếng thắng rồi, và hàng loạt vật được tung lên loạn xạ, đủ thứ! nào là vỏ bao thuốc lá, khăn mặt, áo lót, áo dài, cái nẹp bằng tre ở chân, ở tay, những cục bột bó lâu ngày được cưa sẵn nay ngẫu hứng được các chàng trai giật ... tung lên rớt bộp, bộp, và những nhịp gỗ của những cây nạng gỗ nghe như vang lên cùng nhịp, một âm thanh tạp lu, hỗn hợp ồn nên loạn xạ, phải mất đến ba bốn nhịp đầu, rồi nó cũng lại theo nhau vào nhịp, cứ như có người lĩnh xướng vậy,..Và thật bất ngờ, một vật rơi cộp vào vai mình, chỉ còn kịp nhắm mắt lại, miệng kêu Thằng nào đấy!.. khi cái bả vai xa xuống đau điếng, rồi mở mắt ra thấy ngay cục bột có ba ngón tay xòa ra ? quái lạ; 14 thằng ở lán này thì có đến 9 thằng gãy chân còn chống nạng, 3 thằng nằm cố định còn để trần đắp đầy bột, còn một thằng cụt tay đã cưa, và ông anh cao tuổi quê ở Phú Yên vẫn nhận mình là anh em kết nghĩa (vì hai tỉnh Phú Yên và Hải Dương ) thì cái của lạ này ắt phải ở lán bên bay sang, ..ấy vậy mà mình còn may chứ anh bạn ở góc nhà, bó bột đắp cao hơn mình đến ngực còn phải chịu "ắm" cả cái cẳng bột của ông bạn vừa tháo, gác ở đầu giường cách đây 2 ngày, hứng khới ngài tung lên,.. và dựng đứng ở ngay cái ngực cứng dầy bột nghe kịch một tiếng, kèm tiếng anh bạn; Đ. má vỡ bột ba mày rồi......
Niềm vui chiến thắng đến với cánh lính trẻ thật là hứng khởi, phấn chấn đến kỳ lạ, bởi nó như có phép mầu nhuộm hồng những khuôn mặt non tơ, làm long lanh những đôi mắt mà mới đây có vài ngày thôi còn đẫm lệ, còn ré lên khóc, khóc cho đã cơn đau, nước mắt là liều thuốc tê duy nhất trước lúc dao kéo xoáy vào da thịt, để gắp cho được mảnh bom, hòn đạn từ cơ thể mình ra. Vui trong chiến thắng cũng như say trong đánh trận vậy, những điệu bộ ngây thơ, vô tư đến chẳng còn biết mình đang ở trên giường bệnh.... 
Tôi chợt nhớ có một dòng thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật, ông như chộp được hình ảnh, khoảng khắc vốn có của người lính:

" Ngoảnh lại nhìn nhau trẻ lại bất ngờ
Vương trên mũ hạt sương tròn óng ánh
Chẳng ai biết đã qua trăm trận đánh
Chỉ thấy như úp cá dưới sông về ..."

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2008

TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM



TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Qua X kỳ đại hội

Câu hỏi 1: Đảng cộng sản Việt Nam do ai sáng lập, vào thời gian nào và được thành lập trên cơ sở hợp nhất những tổ chức cộng sản đầu tiên nào ?
Trả lời :
Đảng Cộng Sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Aí Quốc sáng lập, ngày 03/02/1930.
Hội nghị hợp nhất Đảng Cộng sản đã họp ở Cửu Long(Hương Cảng Trung Quốc). Thời gian từ ngày 03 đến ngày 07 tháng 2 năm 1930 vào dịp tết Canh Ngọ, Hội nghị đã nhát trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam với sự tham gia của đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh đại biểu của Đông Dương Cộng Sản Đảng, đồng chí Nguyễn Thiện và Châu Văn Liêm đại biểu của An Nam Cộng Sản Đảng và hai đại biểu nước ngoài, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Aí Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản. Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn không kịp cử đại biểu về dự có yêu cầu gia nhập Đảng đến ngày 24/2/1930 đã được tiếp nhận vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu hỏi 2 : Theo học thuyết Mác- Lênin, một Đảng Cộng Sản ra đời từ sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời kết hợp những yếu tố nào, tại sao như vậy .
Trả lời : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu đánh dấu sự chuyển biến của giai cấp công nhân Việt Nam từ trình độ tự phát chuyển lên trình độ tự giác. với đường lối cứu nước đúng đắn, sang tạo, phù hợp với xu thế thời đại. đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài hàng thập kỷ đã được giải quyết, cách mạng Việt Nam đã có một Đảng mác xít kiên cường, có một đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh và hoàn cảnh thực tế của cách mạng việt Nam . Sự kết hợp đó chính là đường nối lãnh đạo tài tình giữa hai cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấpnước ta, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam tạo lên tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mở ra một kỷ nguyên mới Kỷ nguyên độc lập dân tộc và đi đến Chủ nghĩa xã hội góp phần tăng cường lực lượng cách mạng thế giới trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung : Hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, Đây là một sự kiện nổi bật của lịch sử thế giởi thế kỷ XX .
Câu hỏi 3 : Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta trải qua các kỳ đại hội nào, được tổ chức thời gian nào, tại đâu, nêu tên các đồng chí Tổng bí thư (hoặc bí tư thứ nhất) của Đảng từ khi Đảng ta được thành lập tới nay .
Trả lời : Từ khi được thành lập tới nay Đảng ta đã trải qua 9 kỳ đại hội .
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất : từ ngày 28 đến ngày 31-03-1935 tại một địa điểm trên phố Quan Công thuộc Ma Cao, Trung Quốc. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng, gồm 13 uỷ viên (9 uỷ viên chính thức và 4 uỷ viên dự khuyết) đại diện cho 600 đảng viên các đảng bộ của Đảng hiện đang hoạt động ở trong nước và nước ngoài đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm tổng bí thư của Đảng, BCBTW đã nhất trí cử đồng chí Nguyên Aí Quốc làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng Sản. Đến tháng 3-1938 đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu vào ban thường vụ và sau đó được cử làm tổng bí thư, đến tháng 5-1941 đồng chí Trường Chinh làm tổng bí thư
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ lần thứ hai : Họp từ ngày 11đến ngày 19-02-1951 tại xã Vinh Quang huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Tham dự đại hội có 158 đại biểu chính thúc, 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 Đảng viên đang sinh hoạt trong đảng bộ toàn Đông Dương Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch BCHTW Đảng, đồng chí Trường Chinh Được bầu làm tổng bí thư của Đảng. Đại hội cũng thảo luận và nhất trí thông qua Điều lệ mới của Đảng Lao động Việt Nam. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam. Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và xây dựng Đảng theo nguyên tắc một Đảng vô sản kiểu mới, lấy tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt căn bản của Đảng; phê bình, tự phê bình là quy luật phát triển của Đảng; phục vụ nhân dân là mục tiêu hoạt động của Đảng.

Đại hội đại biẻu toàn quốc lần thứ ba : Họp từ ngày 05 đến ngày 10-9-1960 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự đại hội có 525 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 550 nghìn đảng viên của Đảng, và 20 đại biểu quốc tế đến dự. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 47 uỷ viên chính thức và 31 uỷ viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 11 uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Hồ Chí Minh Được bầu làm chủ tịch BCHTW Đảng, đồng chí Lê Duẩn được bầu làm bí thư thứ hất BCHTW Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư bốn : Họp từ ngày 14đến ngày 20-12-1976 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự đại hội có 1008 đại biểu thay mặt hơn cho hơn 1,55 triệu đảng viên trong cả nước, Trong số đại biểu đó có 214 đại biểu vào Đảng trước Cách mạng tháng Tám 1945, có 200 đại biểu đã từng bị đế quốc giam cầm, 39 đại biểu là anh hùng các lực lượng vũ trang và anh hùng lao động, 142 đại biểu là nữ, 98 đại biểu đại diện các dân tộc thiểu số… Đến dự Đại hội còn có 29 đoàn đại biểu các Đảng cộng sản, Đảng công nhân, phong trào giải phóng dân tộc và các tổ chức quốc tế. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 uỷ viên chính thức và 32 uỷ viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm có 14 uỷ viên chính thức và 3 uỷ viên dự khuyết.
Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm tổng bí thư của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ năm : Họp từ ngày 27 đến ngày 31- 03 -1982 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự đại hội có 1033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,727 triệu đảng viên trong cả nước, có 47 đoàn đại biểu Quốc tế. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 116 uỷ viên chính thức và 36 uỷ viên dự khuyết, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết.
Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm tổng bí thư của Đảng. ngày 10-7-1986 đồng chí Lê Duẩn từ trần, đồng chí Trường Chinh được bầu làm tổng bí thư của Đảng ngày 14-7-1986.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ sáu: Họp từ ngày 15 đến 18-12-1986 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho trên hai triệu đảng viên trong cả nước, đến dự có 32 đoàn đại biểu Quốc tế. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI gồm 124 uỷ viên chính thức và 49 uỷ viên dự khuyết Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm tổng bí thư của Đảng, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Dức Thọ được cử làm cố vấn BCHTW.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ bảy: Họp từ ngày 24 đến 27-6-1991 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho 2.155.022 đảng viên trong cả nước. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm tổng bí thư của Đảng. Đại hội đã thông qua Điều lệ của Đảng (sửa đổi). Điều lệ gồm 12 chương, 47 điều. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) gồm 146 uỷ viên. Hội nghị thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 uỷ viên.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tám : Họp từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-1996 tại Thủ Đô Hà Nội. Tham dự đại hội có 1.198 đại biểu thay mặt cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong cả nước.
Đồng chí Đỗ Mười được bầu lại làm tổng bí thư của Đảng. Tại hội nghị trung ương 4 (khóa VIII) họp từ ngày 22 đến ngày 29-12 1997, BCHTW đã chấp thuận đề nghị của các đồng chí Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê ĐứcAnh xin rút khỏi bộ chính trị và suy tôn 3 đồng chí làm cố vấn BCBHW. Đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu là tổng bí thư của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ chín : Họp từ ngày 19 đến ngày 22-4-2001 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự đại hội có 1.168 đại biểu thay mật cho 2.479.719 đảng viên trong cả nước. Đồng chí Nông Đức Mạnh đươc bầu làm tổng bí của Đảng, có 150 đồng chí ủy viên BCH Trung ương.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mười: Họp từ ngày 18/04/2006 đến ngày 25/04/2006 tại Thủ đô Hà Nội, trước đó ngày 17/04/2006 tiến hành họp phiên trù bị, từ ngày 18/04 đến ngày 25/04/2006 tiến hành đại hội chính thức.Tổng số đại biểu có mặt Đại Hội là 1.176 đại biểu, thay mặt cho hơn 3,1 triệu đảng viên trong cả nước, có 136 đại biểu là nữ giới chiểm tỷ lệ 11,56% và có 154 đại biểu là người dân tộc thiểu số chiểm 13,10%. Đại hội bầu ra BCH trung ương khóa X gồm 160 Ủy viên chính thức, 21 Ủy viên dự khuyết. Đại hội đã bầu Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X Gồm 14 Đồng chí Trong đó Đồng Chí Nông Đức Mạnh Là Tổng bí thư, Và ban bí thư Trung ương Đảng gồm 8 Đồng chí. Đại hội Có chủ đề và cũng là tiêu đề của báo cáo chính trị là: “ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.
Câu hỏi 4: Hội nghị Trung ương lần thứ mấy của Đảng năm 1941 quyết định đường lối giải phóng dân tộc trong Cách mạnh tháng Tám ? nêu thời gian và địa điểm tiến hành hội nghị đó .
Trả Lời : Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa I) Đảng Cộng Sản Đông Dương tháng 5 - 1941 họp ở Pắc Bó từ ngày 10 đến ngày 19-5 -1941 do đồng chí Nguyễn Aí Quốc đại biểu Quốc Tế Cộng Sản chủ trì .
Hội nghị có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hội nghị đã đánh giá những thắng lợi trong việc khôi phục và phát triển phong trào đấu tranh của quần chúng củng cố và phát triển đảng, đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, hòan chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng việt nam . Hội nghị phân tích sâu sắc mâu thuẫn chủ yếu của xã hội vạch ra những chính sách cụ thể sát hợp nhằm giải quyết mục tiêu chiến lược số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc. Trên cơ sở đó mà có những chủ trương sáng tạo như thành lập mặt trận Việt Minh, tiến tới khởi nghĩa vũ trang cướp chính quyền, khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa toàn diện lập lên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cùng với nghị quyết hội nghị Trung ương tháng 3 năm 1938, Hội nghị Trung ương tháng 5/1941 có ý nghĩa quyết định đổi mới thắng lợi của các mạng tháng 8 năm 1945. Nghị quyết hội nghị đã góp phần bổ xung và phát triển lý luận về cách mạng dân tộc dân chủnước ta .
Câu hỏi 5 : Đại hội Đảng lần thứ mấy quyết định nước ta tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng : Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam ? Nêu nội dung cơ bản của của đường lối chiến lược này.
Trả Lời : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp vào tháng 9 - 1960 đã xác định đường lối chung của cách mạng cả nước tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát trong lời khai mạc : " Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà "..
Nội dung cơ bản của đường lối chiến lược gồm các vấn đề sau :
Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, làm cho miền bắc trở thành căn cứ địa cách mạng cả nước và đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạngViệt Nam và thống nhất đất nước.
Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước. Cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam .
Hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ấy có liên hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung là giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất dân chủ và giầu mạnh thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam A và thế giới .
Câu hỏi 6: Đại hội lần thứ mấy của Đảng ta định ra đường lối đổi mới đất nước? nêu nội dung chính của đường lối .

Trả lời : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta đã định ra đường lối đổi mới đất nước.

Nội dung chính của đường lối đổi mới đất nước gồm các vấn đề sau :
Tập trung đổi mới cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa, thừa nhận và thể chế hóa sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần. Với tinh thần lấy dân làm gốc, phát huy sức mạnh của tất cả các thành phần kinh tế nhằm giải phóng và phất triển lực lượng sản xuất; Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu hành chính bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh, và vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHXN; đổi mới vai trò quản lý Nhà nước, thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác rộng rãi với nước ngoài; đổi mới nội dung và phương thúc lãnh đạo của Đảng trên cơ sở nắm vững nguyên tắc, kiên định chủ nghĩa Mắc- Lênin, tư tưởng Hồ CHí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những thành tựu của nền văn minh nhân loại, bảo đảm cho quá trình đổi mới không đi chệch con đường Xã hội chủ nghĩa .
Đại hội đã vạch ra mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm 1986-1990 là phải tập trung sức người sức của thực hiện cho bằng được ba trương trình kinh tế lớn : Lương thực - Thực phẩm , hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, coi đây là nội dung cụ thể của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên.
Câu hỏi 7 : Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được công bố khi nào? nêu nội dung cơ bản của cương lĩnh?

Trả lời : Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng.
Nội dung cơ bản của cương lĩnh đó là :
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả nặng nề. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ XHCN và nền độc lập dân tộc. Nhưng chúng ta cũng có những thuận lợi : Chính quyền về tay nhân dân, đất nước đi vào giai đoạn hòa bình xây dựng. Dân tộc ta là dân tộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, cần cù lao động và sáng tạo. Chúng ta đã xây dựng được một số cơ sở vật chất ban dầu. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới là một thời cơ phát triển.
Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội : Do nhân dân lao động làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm lo hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện, các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới .
Cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau, Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá tình quốc tế hóa sâu sấc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống của các dân tộc. Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ra những thách thức gay gắt đối với những nước lạc hậu về kinh tế.
Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. XHCN đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách, lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử.
Quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội trong tình hình đất nước và thế giới như trên, chúng ta phỉa tiếp tục nâng cao ý trí tự lực tự cường, phải phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân tộc, đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế, tìm tòi bước đi, hình thức và biện pháp thích hợp để xây dựng thành công CNXH.
Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc cần nắm vững những phương hướng cơ bản sau đây :
Một là, Xây dựng nhà nước XHCN, nhà mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc cần nắm vững những phương hướng cơ bản sau đây :
Một là, Xây dựng nhà nước XHCN, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và nhân dân.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nhà nước toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của CXNH, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Ba là, để phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phải thiết lập từng bước quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao với sự đa đạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động là hiệu quả kinh tế chủ yếu.
Bốn là, tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác- Lê nin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần và xã hội , kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. Củng cố và mở rộng Mặt trận tổ quốc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giầu nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước; trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân , đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Sáu là, xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam , Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tổ quốc và các thành quả cách mạng.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, đảm bảo cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta.
Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi két thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của XHCN, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta.
Mục tiờu tổng quỏt phải đạt tới khi kột thỳc thời kỳ quỏ độ là xõy dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của XHCN, với kiến trỳc thượng tầng về chớnh trị và tư tưởng, văn húa phự hợp, làm cho nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh.
Câu 8: Quan điểm " lãnh đạo kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt" được đề cập lần đầu tiên trong văn kiện nào, vào thời gian nào của Đảng ta? Phân tích quan điểm này

Trả lời : Quan điểm "Lãnh đạo kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt" được đề cập lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng họp từ ngày 28-6 đến ngày 1-7- 1996 tại Thủ đô Hà Nội .
Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam là đại hội tổng kết 10 năm đổi mới từ đại hội VI đến đại hội VII và đề ra những mục tiêu, phương hứớng, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta trong thời kỳ đổi mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc mà nhiệm vụ trong tâm là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Qua 10 năm đổi mới đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội nhưng một số mặt vẫn chưa vững chắc .
Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ qúa độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.
Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại, Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác .Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiên thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phụ khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội .
Sự nghiệp cách mạng của đất nước ta do Đảng Cộng Sản việt Nam lãnh đạo. Đảng ta là một đảng cầm quyền. Những thắng lợi và thành tựu, những thất bại và tổn thất của cách mạng đều gắn liền với trách nhiệm của Đảng. Quá trình đổi mới đất nước, Đảng nghiêm túc xem xét những sai lầm , khuyết điểm và yếu kém , của mình, đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc, đang chiã mũi nhọn vào Đảng, tập chung sức phá hoại nền tảng tư tưởng và tổ chức của Đảng. Thủ đoạn của họ là xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng, phủ nhận sự huy sinh của những người cộng sản, thổi phồng sai lầm, khuyết điểm của Đảng, đòi thực hiện nhân quyền và dân chủ kiểu tư sản, đòi đa nguyên đa đảng nhằm tước bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Họ lợi dụng những kẻ cơ hội, phản bội về chính trị, hoặc thoái hóa về phẩm chất đạo đức để chia rẽ, làm suy yếu và phá hoại Đảng từ bên trong.
Nhận rõ yêu cầu mới của cách mạng và âm mưu chống phá Đảng nói trên. Đảng ta xác định trong giai đoạn hiện nay lãnh đạo kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt . Coi trọng tổng kết công tác xây dựng Đảng, Củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ . Tăng cường bản chất của giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng, Ngăn chặn khuynh hướng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao trình độ và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội .
Câu hỏi 9 : Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Đảng, xin ông, bà, anh, chị, đồng chí vui lòng cho biết điều tâm huyết nhất của mình muốn góp ý kiến với Đảng để Đảng trong sạch vững mạnh ?
Trả lời : Nhân dịp kỷ niện 78 năm ngày thành lập Đảng điều mà tôi tâm huyết nhất muốn góp ý với Đảng để đảng trong sạch vựng mạnh như sau :
Đảng đã thật sự là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Một đảng thật sự vì nước vì dân . Ngoài lợi ích trên Đảng ta không có lợi ích nào khác suốt 78 năm qua vai trò lãnh đạo của Đảng Sản Việt Nam đã được cả dân tộc ta thừa nhận và tin tưởng.
Thực hiện chính sách đổi mới đất nước ta đã thu được những thắng vô cùng lợi to lớn và có ý nghĩa quan trọng. Từ một nước nghèo lạc hậu chậm phát triển nước ta đã trở thành nước phát triển mạnh, chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bằng cách tăng cường phát triển kinh tế nội lực và thu hút đầu tư nước ngoài tận dụng mọi nguồn lực để xây dựng đất nước, Trong cơ chế mở vẫn còn có không ít những tệ nạn xã hội mà Đảng ta cần phải có những biện pháp chế tài và tiêu diệt, không để nó trở thành đại dịch. Tham nhũng, hối lộ cửa quyền sách nhiễu dân, thoái hóa biến chất về đạo đức và lối sống "của một bộ phận không nhỏ là cán bộ Đảng viên, có chức có quyền" đã làm sói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Ngày nay xây dựng một nền kinh tế phát triển mạnh là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng ta, thì nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên mạnh về năng lực mà còn phải trong sạch, tậm tụy với công việc thật sự là những “công bộc của nhân dân” và vì dân phục vụ “ Cần kiệm liêm chính - Chí công vô tư “ phải luôn noi theo tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh làm như vậy mới thực sự là những cán bộ chủ chốt cho sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã chỉnh đốn trong Đảng, đã có biện pháp chống nhưng chưa mạnh. Vẫn còn có nhiều cán bộ, công chức là những kẻ cơ hội chui vào Đảng, ham chức quyền, vô cảm với nhân dân còn và sinh ra ngày một nhiều, tệ tham nhũng, hối lộ và cửa quyền nó đẻ ra loại người mua quan, bán chức bằng tiền của dân, ăn chơi xa đoạ đã gần như là nối sống, trở nên ngày càng nghiêm trọng trong tất cả mọi lĩnh vực kinh tế XH nó đã trở thành quốc nạn, giặc nội xâm đối với đất nước ta. Không thể nói "nên chống" mà phải diệt cho được tận gốc loại trừ nó ra khỏi túi áo, ghế ngồi như diệt trừ loại rệp trong hàng ngũ của Đảng. Còn hay mất lòng tin của quần chúng đó chính là cả một quá trình đấu tranh gay go và quyết liệt, đang đòi hỏi nhận thức của mỗi đảng viên mà Đảng ta cần phải chỉnh đốn làm ngay./.
Tập hợp sưu tầm Số liệu trên các tư liệu về Đảng, và sách NXBCTQG
Đoàn Phát Động Tìm Hiểu về Đảng tháng 03/2008