Đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm
''Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí, quan liêu,'' và tác phẩm ''sửa đổi lối làm việc'' của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người là tấm gương sáng mẫu mực trong thực hành những chuẩn mực đạo đức đó:
Nói đến thực hành tiết kiệm là một vấn đề có tính quy luật phổ biến đối với mọi cá nhân, đơn vị, Quốc gia trong quá trình phát triển. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn và khả năng tích lũy kém, để tăng sức cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mọi chủ thể kinh tế có nhiều việc phải làm, trong đó mấu chốt là vấn đề tiết kiệm. Tiết kiệm là để hạn chế đầu vào, mở rộng đầu ra. Nhưng tiết kiệm không có nghĩa là bủn xỉn. Những chi phí đúng và cần thiết thì nhất thiết phải chi. Vì vậy chống lãng phí phải gắn liền với thực hành tiết kiệm. Chống lãng phí phải có thói quen cần, kiệm như lời Bác Hồ thường dạy:
Biểu hiện của lãng phí rất đa dạng. Có thể lãng phí một nguồn lực, một tài sản vì lý do nào đó không được khai thác, hoặc chậm sử dụng. Lại có thể do khai thác không hết năng lực, đầu tư không đúng mục đích, không đúng nhiệm vụ, hoặc đầu tư xong không sử dụng được, bỏ phí. Cũng có thể lãng phí do phô trương, hình thức, chi phí quá mức cần thiết hoặc không cần thiết...
Có nhiều phương diện khác nhau để xem xét, xác định tình trạng lãng phí, song có thể căn cứ ở mấy điểm chính sau:
Lãng phí do những chi phí, tổn hao và sử dụng nguồn lực tài chính, nhân lực và các nguồn lực khác trên mức hợp lý; hoặc không đạt được mục tiêu, kết quả đã xác định, nếu có thì chất lượng, hiệu quả ở mức thấp hơn yêu cầu đặt ra. Do những hư hao, tổn thất không đáng có hoặc không thể được phép. Khái quát lại, những điểm nêu trên do hành vi chủ quan của cá nhân, tập thể đều được coi là hành vi lãng phí.
Lãng phí có thể xảy ra ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương; ở mọi cấp từ Trung ương xuống cơ sở; trong các gia đình và từng người dân.
Lãng phí có thể từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều tùy theo tính chất và phạm vi của nó. Lãng phí có khi thành thói quen do chủ thể gây ra mà không hề nhận thức được, như lãng phí về thời gian, làm việc cầm chừng, thiếu trách nhiệm, hiệu quả thấp. Có khi lãng phí một cách có chủ định nhằm phô trương hình thức. Cũng có trường hợp không muốn lãng phí, không thể lãng phí do túng thiếu, nhưng do những tập tục, thói quen mà sinh ra lãng phí. Người tổ chức biết rõ sự lãng phí nhưng vẫn làm với mục đích cá nhân hay động cơ trước mắt, hoặc bởi một lý do nào đấy. Tất nhiên họ có đủ "lý lẽ" để ngụy biện cho sự "cần thiết" của việc làm lãng phí mà họ gây ra. Dù ở hình thức và phạm vi nào, hậu quả của lãng phí là gây thiệt hại tài sản, tiền của, thời gian, sức lực của Đảng, Nhà nước, của cơ quan, đơn vị, nhân dân, gây ra những tiêu cực xã hội về nhiều mặt. Cho nên chống lãng phí là việc làm cần thiết, triệt để, hệ thống, đồng bộ, thường xuyên. Nó phải trở thành ý thức tự giác đối với mọi người trên cơ sở nhận thức đúng về bản chất, tác hại của lãng phí đối với cá nhân và xã hội.
Lãng phí là mặt đối lập với tiết kiệm. Tiết kiệm là sử dụng đúng mức, không phung phí sức lực, thời gian, của cải và có thể tích lũy được do biết chi tiêu, sử dụng đúng mức trong quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt. Tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng vẫn mang lại kết quả cụ thể, vẫn đạt được mục đích đã xác định.
Lãng phí thường cặp đôi với quan liêu, là tiền đề, hệ quả của nhau. Trong mối quan hệ này, quan liêu như một yếu tố tạo điều kiện cho phát sinh lãng phí. Lãng phí càng làm cho quan liêu trầm trọng hơn, xa thực tế hơn. Nguy hại nhất của tệ quan liêu là buông lỏng quản lý, xa rời thực tế, xa rời quần chúng, đi đến độc đoán, chuyên quyền, chủ quan duy ý chí. Do quan liêu nên không nắm được thực chất tình hình dẫn đến quyết sai, làm sai, gây thất thoát, lãng phí. Vì quan liêu đã bỏ qua việc khảo sát điều tra, nắm chắc tình hình, nôn nóng, bỏ qua việc chỉ đạo, kiểm tra giám sát sau khi đã quyết định. Quan liêu không biết được thực chất hiệu quả những công việc mà mình đã quyết và đã làm; không đánh giá đúng, tổng kết đúng, rút ra những kinh nghiệm đúng, những bài học thiết thực.
Lãng phí và tham ô có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tham ô và lãng phí đều làm thâm hụt ngân sách, thất thoát tài sản, là nguyên nhân dẫn đến sự mất mát tiền của, tài nguyên, mất lòng tin của nhân dân, là nguy cơ cho tình trạng bất ổn định kinh tế - xã hội, nguy cơ đối với sự tồn vong của đất nước.
Nhiều trường hợp, lãng phí, thất thoát xuất phát từ động cơ vụ lợi của cá nhân, tổ chức có quyền, có chức gây ra. Họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ra lãng phí, thất thoát để từ đó tham ô. Sự kết hợp này vừa khó phát hiện, vừa làm tổn hại tài sản của Đảng, Nhà nước, nhân dân lên gấp nhiều lần so với tham ô đơn thuần. Để chống tham ô nhất thiết phải chống lãng phí. Nếu lãng phí không được ngăn chặn thì tham ô có nhiều cơ hội phát triển.
Tham ô và lãng phí đều gây thiệt hại lớn cho Đảng, Nhà nước, tập thể và công dân, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Nó gây trở ngại lớn đối với quá trình đổi mới xây dựng đất nước, làm thất thoát tài sản lớn, làm biến chất cán bộ, công chức, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong con mắt của cộng đồng thế giới, trước hết là các nhà đầu tư nước ngoài.
b) Tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu mà cán bộ, đảng viên, công chức phải thường xuyên học tập và làm theo.
Về thực hành tiết kiệm: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh Tiết kiệm: không phải là bủn xỉn, “không phải xem đồng tiền to bằng cái nong”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép mọi người nhịn ăn, nhịn mặc; trái lại, cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, để dần dần nâng cao mức sống của nhân dân; tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, để cải thiện đời sống nhân dân. Tiết kiệm bao gồm: tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của và tất cả mọi người đều phải tiết kiệm. Tất cả mọi người ai ai cũng phải coi thực hành tiết kiệm là một quy luật đi lên của đất nước, một phương pháp của chế độ kinh tế, không phải chỉ nước nghèo mới thực hành tiết kiệm, mà cả nước giàu cũng phải tiết kiệm.
Về chống tham ô, lãng phí: Tham ô đối với cán bộ, đó là “ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung để làm quỹ riêng”; đối với nhân dân, đó là “ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”. Còn lãng phí bao gồm nhiều mặt: lãng phí sức lao động, lãng phí thời gian, lãng phí tiền của, lãng phí của cải vật chất của nhân dân, của đất nước. Nguyên nhân gây ra lãng phí, là do trình độ non kém, do thiếu kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, do độc đoán đưa ra những quyết định sai lầm,. Biểu hiện của lãng phí rất đa dạng. Có thể lãng phí một nguồn lực, một tài sản vì lý do nào đó không được khai thác, hoặc chậm sử dụng. Lại có thể do khai thác không hết năng lực, đầu tư không đúng mục đích, không đúng nhiệm vụ, hoặc đầu tư xong không sử dụng được, bỏ phí. Cũng có thể lãng phí do phô trương, hình thức, chi phí quá mức cần thiết hoặc không cần thiết...
Về bệnh quan liêu: Bệnh quan liêu từ đâu ra? Theo Bác, nguyên nhân của bệnh đó là: Do xa nhân dân, do đó không hiểu tâm lý, nguyện vọng của nhân dân; do khinh nhân dân, cho là “dân ngu khu đen”, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị, lý luận cao xa như mình; do sợ nhân dân, khi có sai lầm, khuyết điểm thì sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa; do không tin cậy nhân dân, họ quên rằng không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm cũng không xong, có lực lượng nhân dân, thì việc khó mấy, to mấy cùng làm được; do không hiểu biết nhân dân, họ quên rằng nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực. Đối với nhân dân, không thể lý luận suông, chính trị suông; do không yêu thương nhân dân, nên chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân... Có nơi, bệnh quan liêu mệnh lệnh trầm trọng đến nỗi cán bộ lừa phỉnh, dọa nạt dân. Bác kết luận: Bệnh quan liêu mệnh lệnh chỉ đưa đến một kết quả là hỏng việc, vì vậy chúng ta phải mau mau chữa bệnh nguy hiểm ấy.
c) Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc” nhằm khắc phục và loại bỏ biểu hiện tiêu cực như quan liêu, tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền, kém kỷ luật, thiếu ý thức trách nhiệm,... của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Từ sự phân tích sâu sắc những biểu hiện, bản chất, nội dung, nguồn gốc của tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh còn đề ra những biện pháp nhằm chống các căn bệnh tệ hại này một cách có hiệu quả: Một là, phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hai là, phải dựa vào quần chúng, phát động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu và thực hành tiết kiệm. Ba là, phải hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ. Bốn là, phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý kỷ luật nghiêm minh những tập thể, cá nhân vi phạm. Năm là, thường xuyên chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, đảng viên. Để thực hiện có hiệu quả cần coi trọng và tiến hành đồng bộ các biện pháp. Người còn yêu cầu: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật”.
Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết phải tạo nhận thức chung và quyết tâm chống tham ô, lãng phí, quan liêu; coi chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận, và chống bệnh quan liêu phải theo một nguyên tắc là “ Theo đúng đường lối nhân dân” phải được tiến hành trước hết và trực tiếp ở cơ sở, cơ quan, đơn vị.
(Tóm tắt học tập về đạo đức HCM)
''Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí, quan liêu,'' và tác phẩm ''sửa đổi lối làm việc'' của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người là tấm gương sáng mẫu mực trong thực hành những chuẩn mực đạo đức đó:
Nói đến thực hành tiết kiệm là một vấn đề có tính quy luật phổ biến đối với mọi cá nhân, đơn vị, Quốc gia trong quá trình phát triển. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn và khả năng tích lũy kém, để tăng sức cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mọi chủ thể kinh tế có nhiều việc phải làm, trong đó mấu chốt là vấn đề tiết kiệm. Tiết kiệm là để hạn chế đầu vào, mở rộng đầu ra. Nhưng tiết kiệm không có nghĩa là bủn xỉn. Những chi phí đúng và cần thiết thì nhất thiết phải chi. Vì vậy chống lãng phí phải gắn liền với thực hành tiết kiệm. Chống lãng phí phải có thói quen cần, kiệm như lời Bác Hồ thường dạy:
Biểu hiện của lãng phí rất đa dạng. Có thể lãng phí một nguồn lực, một tài sản vì lý do nào đó không được khai thác, hoặc chậm sử dụng. Lại có thể do khai thác không hết năng lực, đầu tư không đúng mục đích, không đúng nhiệm vụ, hoặc đầu tư xong không sử dụng được, bỏ phí. Cũng có thể lãng phí do phô trương, hình thức, chi phí quá mức cần thiết hoặc không cần thiết...
Có nhiều phương diện khác nhau để xem xét, xác định tình trạng lãng phí, song có thể căn cứ ở mấy điểm chính sau:
Lãng phí do những chi phí, tổn hao và sử dụng nguồn lực tài chính, nhân lực và các nguồn lực khác trên mức hợp lý; hoặc không đạt được mục tiêu, kết quả đã xác định, nếu có thì chất lượng, hiệu quả ở mức thấp hơn yêu cầu đặt ra. Do những hư hao, tổn thất không đáng có hoặc không thể được phép. Khái quát lại, những điểm nêu trên do hành vi chủ quan của cá nhân, tập thể đều được coi là hành vi lãng phí.
Lãng phí có thể xảy ra ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương; ở mọi cấp từ Trung ương xuống cơ sở; trong các gia đình và từng người dân.
Lãng phí có thể từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều tùy theo tính chất và phạm vi của nó. Lãng phí có khi thành thói quen do chủ thể gây ra mà không hề nhận thức được, như lãng phí về thời gian, làm việc cầm chừng, thiếu trách nhiệm, hiệu quả thấp. Có khi lãng phí một cách có chủ định nhằm phô trương hình thức. Cũng có trường hợp không muốn lãng phí, không thể lãng phí do túng thiếu, nhưng do những tập tục, thói quen mà sinh ra lãng phí. Người tổ chức biết rõ sự lãng phí nhưng vẫn làm với mục đích cá nhân hay động cơ trước mắt, hoặc bởi một lý do nào đấy. Tất nhiên họ có đủ "lý lẽ" để ngụy biện cho sự "cần thiết" của việc làm lãng phí mà họ gây ra. Dù ở hình thức và phạm vi nào, hậu quả của lãng phí là gây thiệt hại tài sản, tiền của, thời gian, sức lực của Đảng, Nhà nước, của cơ quan, đơn vị, nhân dân, gây ra những tiêu cực xã hội về nhiều mặt. Cho nên chống lãng phí là việc làm cần thiết, triệt để, hệ thống, đồng bộ, thường xuyên. Nó phải trở thành ý thức tự giác đối với mọi người trên cơ sở nhận thức đúng về bản chất, tác hại của lãng phí đối với cá nhân và xã hội.
Lãng phí là mặt đối lập với tiết kiệm. Tiết kiệm là sử dụng đúng mức, không phung phí sức lực, thời gian, của cải và có thể tích lũy được do biết chi tiêu, sử dụng đúng mức trong quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt. Tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng vẫn mang lại kết quả cụ thể, vẫn đạt được mục đích đã xác định.
Lãng phí thường cặp đôi với quan liêu, là tiền đề, hệ quả của nhau. Trong mối quan hệ này, quan liêu như một yếu tố tạo điều kiện cho phát sinh lãng phí. Lãng phí càng làm cho quan liêu trầm trọng hơn, xa thực tế hơn. Nguy hại nhất của tệ quan liêu là buông lỏng quản lý, xa rời thực tế, xa rời quần chúng, đi đến độc đoán, chuyên quyền, chủ quan duy ý chí. Do quan liêu nên không nắm được thực chất tình hình dẫn đến quyết sai, làm sai, gây thất thoát, lãng phí. Vì quan liêu đã bỏ qua việc khảo sát điều tra, nắm chắc tình hình, nôn nóng, bỏ qua việc chỉ đạo, kiểm tra giám sát sau khi đã quyết định. Quan liêu không biết được thực chất hiệu quả những công việc mà mình đã quyết và đã làm; không đánh giá đúng, tổng kết đúng, rút ra những kinh nghiệm đúng, những bài học thiết thực.
Lãng phí và tham ô có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tham ô và lãng phí đều làm thâm hụt ngân sách, thất thoát tài sản, là nguyên nhân dẫn đến sự mất mát tiền của, tài nguyên, mất lòng tin của nhân dân, là nguy cơ cho tình trạng bất ổn định kinh tế - xã hội, nguy cơ đối với sự tồn vong của đất nước.
Nhiều trường hợp, lãng phí, thất thoát xuất phát từ động cơ vụ lợi của cá nhân, tổ chức có quyền, có chức gây ra. Họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ra lãng phí, thất thoát để từ đó tham ô. Sự kết hợp này vừa khó phát hiện, vừa làm tổn hại tài sản của Đảng, Nhà nước, nhân dân lên gấp nhiều lần so với tham ô đơn thuần. Để chống tham ô nhất thiết phải chống lãng phí. Nếu lãng phí không được ngăn chặn thì tham ô có nhiều cơ hội phát triển.
Tham ô và lãng phí đều gây thiệt hại lớn cho Đảng, Nhà nước, tập thể và công dân, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Nó gây trở ngại lớn đối với quá trình đổi mới xây dựng đất nước, làm thất thoát tài sản lớn, làm biến chất cán bộ, công chức, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong con mắt của cộng đồng thế giới, trước hết là các nhà đầu tư nước ngoài.
b) Tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu mà cán bộ, đảng viên, công chức phải thường xuyên học tập và làm theo.
Về thực hành tiết kiệm: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh Tiết kiệm: không phải là bủn xỉn, “không phải xem đồng tiền to bằng cái nong”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép mọi người nhịn ăn, nhịn mặc; trái lại, cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, để dần dần nâng cao mức sống của nhân dân; tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, để cải thiện đời sống nhân dân. Tiết kiệm bao gồm: tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của và tất cả mọi người đều phải tiết kiệm. Tất cả mọi người ai ai cũng phải coi thực hành tiết kiệm là một quy luật đi lên của đất nước, một phương pháp của chế độ kinh tế, không phải chỉ nước nghèo mới thực hành tiết kiệm, mà cả nước giàu cũng phải tiết kiệm.
Về chống tham ô, lãng phí: Tham ô đối với cán bộ, đó là “ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung để làm quỹ riêng”; đối với nhân dân, đó là “ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”. Còn lãng phí bao gồm nhiều mặt: lãng phí sức lao động, lãng phí thời gian, lãng phí tiền của, lãng phí của cải vật chất của nhân dân, của đất nước. Nguyên nhân gây ra lãng phí, là do trình độ non kém, do thiếu kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, do độc đoán đưa ra những quyết định sai lầm,. Biểu hiện của lãng phí rất đa dạng. Có thể lãng phí một nguồn lực, một tài sản vì lý do nào đó không được khai thác, hoặc chậm sử dụng. Lại có thể do khai thác không hết năng lực, đầu tư không đúng mục đích, không đúng nhiệm vụ, hoặc đầu tư xong không sử dụng được, bỏ phí. Cũng có thể lãng phí do phô trương, hình thức, chi phí quá mức cần thiết hoặc không cần thiết...
Về bệnh quan liêu: Bệnh quan liêu từ đâu ra? Theo Bác, nguyên nhân của bệnh đó là: Do xa nhân dân, do đó không hiểu tâm lý, nguyện vọng của nhân dân; do khinh nhân dân, cho là “dân ngu khu đen”, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị, lý luận cao xa như mình; do sợ nhân dân, khi có sai lầm, khuyết điểm thì sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa; do không tin cậy nhân dân, họ quên rằng không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm cũng không xong, có lực lượng nhân dân, thì việc khó mấy, to mấy cùng làm được; do không hiểu biết nhân dân, họ quên rằng nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực. Đối với nhân dân, không thể lý luận suông, chính trị suông; do không yêu thương nhân dân, nên chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân... Có nơi, bệnh quan liêu mệnh lệnh trầm trọng đến nỗi cán bộ lừa phỉnh, dọa nạt dân. Bác kết luận: Bệnh quan liêu mệnh lệnh chỉ đưa đến một kết quả là hỏng việc, vì vậy chúng ta phải mau mau chữa bệnh nguy hiểm ấy.
c) Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc” nhằm khắc phục và loại bỏ biểu hiện tiêu cực như quan liêu, tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền, kém kỷ luật, thiếu ý thức trách nhiệm,... của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Từ sự phân tích sâu sắc những biểu hiện, bản chất, nội dung, nguồn gốc của tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh còn đề ra những biện pháp nhằm chống các căn bệnh tệ hại này một cách có hiệu quả: Một là, phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hai là, phải dựa vào quần chúng, phát động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu và thực hành tiết kiệm. Ba là, phải hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ. Bốn là, phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý kỷ luật nghiêm minh những tập thể, cá nhân vi phạm. Năm là, thường xuyên chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, đảng viên. Để thực hiện có hiệu quả cần coi trọng và tiến hành đồng bộ các biện pháp. Người còn yêu cầu: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật”.
Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết phải tạo nhận thức chung và quyết tâm chống tham ô, lãng phí, quan liêu; coi chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận, và chống bệnh quan liêu phải theo một nguyên tắc là “ Theo đúng đường lối nhân dân” phải được tiến hành trước hết và trực tiếp ở cơ sở, cơ quan, đơn vị.
(Tóm tắt học tập về đạo đức HCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét