Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2010

TÌM HIỂU VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI



TÌM HIỂU VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI
Anh, Chị hãy cho biết từ ngày thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội. ? nêu mục tiêu của các kỳ đại hội  ? cho biết Ban chấp hành Tổng liên đoàn qua mỗi kỳ Đại hội gồm bao nhiêu người ? Ban thư ký, (Đoàn chủ tịch),  Ai được bầu làm Chủ Tịch, phó Chủ Tịch ?
Trả lời :  Công đoàn Việt Nam tiền thân là Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, được thành lập ngày 28 thỏng 7 năm 1929, nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua 10 kỳ Đại hội, mục tiêu của các thời kỳ đại hội công đoàn Việt Nam tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử đã được đề cập  qua các các kỳ đại hội,  lần lượt  được tổ chức tại các thời điểm và địa điểm sau :
1- Năm 1950 Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất (I): tại chiến khu Việt Bắc. Đại hội được tiến hành từ ngày 01 đến ngày 15 tháng 01 năm 1950 địa điểm xã Cao Vân-huyện Đại Từ-tỉnh Thái Nguyên.
- Tiêu đề của báo cáo Đại hội Công đoàn Việt nam lần thứ nhất là:  “Công đoàn Việt Nam chiến đấu cho độc lập, dân chủ và hoà bình”. Đại hội rất phấn khởi đón thư của Hồ Chủ Tịch và những việc chính mà Bác Hồ đề ra cho Đại hội cũng chính là mục tiêu mà Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất phải phấn đấu và đạt được đó là:
 - Tổ chức và huấn luyện toàn thể công nhân trong vùng tự do và trong vùng tạm bị chiếm.
- Lãnh đạo công nhân xung phong thi đua ái quốc và chuẩn bị tổng phản công.
- Đi đến tổ chức toàn thể lao động trí óc cũng như lao động chân tay.
- Giúp đỡ lãnh đạo nông dân về mọi mặt.
- Liên lạc mật thiết với công nhân thế giới, trước nhất là với công nhân Trung Quốc và công nhân Pháp.
Trong cuộc kháng chiến và kiến quốc, trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ mới, giai cấp công nhân phải là người lãnh đạo. Vì vậy, mọi nam nữ công nhân phải cố gắng học hỏi tiến bộ, phải cố gắng xung phong làm kiểu mẫu trong mọi việc để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của giai cấp mình...
- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất: Đã bầu Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm 21 uỷ viên chính thức, 4 uỷ viên dự khuyết. Ban thường vụ Tổng liên đoàn  5 đ/c
- Chủ tịch danh dự Tổng liên đoàn Việt Nam: TÔN ĐỨC THẮNG
   - Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động: HOÀNG QUỐC VIỆT 
2- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ hai (II): (năm 1961) ở ngoại thành Hà Nội . Đại hội Công đoàn từ ngày 23 đến 27 tháng 02 năm 1961 tại trường Thương nghiệp, gần Cầu Diễn, cách Hà Nội 5km, trên đường đi thị xã Sơn Tây.
Đại hội vinh dự được Hồ Chủ Tịch đến dự và nói chuyện:Trong bài nói chuyện của Bác đã nói đến mục đích của Đại hội cũng chính là mục tiêu của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ hai. Bác nói :”Mục đích của đại hội này là bàn bạc và thông qua những biện pháp tốt nhất để thực hiện tốt những đường lối, chính sách mà Đại hội lần thứ ba của Đảng ta đã vạch ra về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở vững mạnh cho cuộc chiến tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà”.Một trong những mục tiêu trọng yếu là: “Vấn đề người làm chủ nước nhà”.
- Đại hội đã bầu Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm 55 uỷ viên chính thức, 10 uỷ viên dự khuyết. Ban thư ký  gồm: 09đ/c, Đoàn chủ tịch gồm: 18đ/c   
- Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam : HOÀNG QUỐC VIỆT
- Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký T. C.Đ Việt Nam: HOÀNG QUỐC VIỆT
- Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký CĐ Việt Nam : TRẦN DANH TUYÊN.
3- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ ba (III): Hà nội năm 1974
Đại hội Công đoàn được tiến hành từ ngày 11 đến 14 tháng 2 năm 1974 tại hội trường Ba Đình Hà Nội.
Đại hội vinh dự có các đ/c Tổng Bí thư Lê Duẩn và  Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới dự phát biểu ý kiến với Đại hội.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ ba đã được Đại hội nêu lên ba vấn đề cấp thiết để Công đoàn vận động công nhân viên chức phấn đấu thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch:
Một là: Lao động với tinh thần làm chủ tập thể, có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao. Phát động một phong trào cách mạng sôi nổi của công nhân, viên chức. “ thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng CNXH”.
Hai là: Tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.
Ba là: Đề cao trách nhiệm trong việc khắc phục những khó khăn .
Giai đoạn này gồm bốn điểm: giữ vững hoà bình lâu dài; xây dựng C N X H ở Miền Bắc; hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở Miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Đại hội đã bầu Ban chấp hành Tổng Công đoàn Việt nam lần thứ 3 gồm: 71đ/c. Đoàn chủ tịch Công đoàn Việt nam gồm: 19đ/c. Ban thư ký gồm: 08đ/c. Ban kiểm tra gồm : 05đ/c.
- Chủ tịch danh dự Tổng Công đoàn Việt nam: TÔN ĐỨC THẮNG
- Chủ tịch Tổng Công Đoàn: HOÀNG QUỐC VIỆT
- Phó chủ tịch CĐ: -NGUYỄN ĐỨC THUẬN
- NGUYỄN CÔNG HOÀ
- TRƯƠNG THỊ  MỸ.

4- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ tư (IV): Hà Nội năm 1978
Đại hội Công đoàn được tiến hành từ ngày 08 đến ngày 11 tháng 5 năm 1978 tại hội trường Ba Đình Hà Nội.
Mục tiêu của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ tư đã được Đại hội toàn quốc lần thứ tư của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trong giai đoạn cách mạng mới: “Công đoàn là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân, là trường học chủ nghĩa Cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Công đoàn có nhiệm vụ tham gia quản lý xí nghiệp; Công đoàn coi trọng giáo dục công nhân về thái độ lao động xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ, chính trị, văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ, rèn luyện tư tưởng, tác phong đại công nghiệp, đào tạo những cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý giỏi, tổ chức thi đua lao động sản xuất. Công đoàn cùng với cơ quan Nhà nước chăm lo giải quyết các vấn đề thiết  thực đời sống, đảm bảo quyền lợi chính đáng của công nhân, viên chức, làm tốt công tác bảo hộ lao động, đề phòng khắc phục tai nạn lao động, thi hành tốt Luật Công đoàn. Giáo dục những công nhân trước đây làm việc trong  chế độ cũ thành người công nhân xã hội chủ nghĩa, hướng các xí nghiệp sản xuất và kinh doanh theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước”.
- Đại hội lần thứ 4 đã bầu Ban chấp hành Tổng Công đoàn Việt nam gồm : 155 uỷ viên chính thức. Tổng thư ký CĐ Việt Nam . Ban thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam gồm 12đ/c
- Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam: NGUYỄN VĂN LINH
- Phó chủ tịch Tổng CĐ Việt Nam: - NGUYỄN  ĐỨC THUẬN
- NGUYỄN  HỘ

5- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ năm (V):  Hà Nội năm 1983  
Đại hội Công đoàn được tiến hành từ ngày 16 đến ngày 18 /11 /1983 tại hội trường Ba đình Hà Nội. - Mục tiêu chung của phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa trên mặt trận sản xuất công nghiệp là khai thác mọi khả năng tiềm tàng về lao động, vật tư, máy móc thiết bị, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, phấn đấu tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm từ 5 đến 10% vật tư  năng lượng, hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước. Cải tiến quản lý kinh tế, xí nghiệp, đấu tranh chống địch và kẻ xấu phá hoại kinh tế, chống các hiện tượng tiêu cực trong mọi lĩnh vực của Nhà nước.
- Trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công nông - nghiệp hợp lý.
- Mục tiêu phong trào công nhân, viên chức phục vụ nông nghiệp là cùng giai cấp nông dân tập thể đẩy mạnh cách mạnh khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đưa nông nghiệp từng bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nhằm giải quyết vững chắc vấn đề lương thực thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu ngày càng lớn.
- Mục tiêu chủ yếu của cuộc đấu tranh lập lại trật tự xã hội chủ nghĩa trên mặt trận phân phối, lưu thông, vì sự nghiệp củng cố Nhà nước xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và vì chính lợi ích bản thân và đời sống hàng ngày của công nhân viên chức.
- Đại hội đã bầu Ban chấp hành Tổng Công đoàn Việt nam gồm: 155 uỷ viên Tổng thư ký CĐ Việt Nam gồm: 01đ/c. Ban thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam gồm: 13đ/c. Uỷ ban kiểm tra 11đ/c
- Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt nam: NGUYỄN ĐỨC THUẬN
- Phó chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam: PHẠM THẾ DUYỆT
6- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ  sáu (VI): Hà Nội năm 1988
Đại hội Công đoàn được tiến hành từ ngày 17 đến ngày 20/10/1988  tại hội trường Ba Đình Hà Nội.
Đại hội Công đoàn lần thứ sáu thực hiện mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế nghị quyết VI của Đảng đã xác định nhiệm vụ bao trùm mục tiêu tổng quát những năm còn lại của chặng đường đầu thời kỳ quá độ là: “ ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá chủ nghĩa xã hội trong chặng đường tiếp theo”.
Đổi mới quy luật sống còn, là cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, đó là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái cũ và cái mới trong nếp nghĩ, cách làm, trong tâm lý của tất cả mọi người. Đổi mới là một cuộc cách mạng, mà là "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". 
Công đoàn là tổ chức quần chúng rộng lớn của giai cấp công nhân. Phấn đấu thực hiện các mục tiêu mà Đại hội Đảng đã đề ra, cũng chính là nguyện vọng, yêu cầu đòi hỏi của công nhân, lao động đẫ nêu lên trong Đại hội Công đoàn các cấp là “ Việc làm và đồi sống - dân chủ và công bằng xã hội”.
- Đại hội đã bầu Ban chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam gồm: 155 uỷ viên. Ban thư ký gồm 15đ/c. Uỷ ban kiểm tra 11đ/c.
- Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam: NGUYỄN VĂN TƯ
- Phó chủ tịch :     - DƯƠNG VĂN AN
  - CÙ THỊ HẬU
7- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ bảy (VII): Hà Nội năm 1993
Đại hội Công đoàn được tiến hành từ ngày 9 đến ngày 12/11/1993 tại hội trường Ba Đình Hà Nội.
Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng kinh tế đối ngoại, đổi mới kinh tế xã hội, đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự lãnh đạo Đảng và mối liên hệ gắn bó giữa Đảng và nhân dân; củng cố chính quyền Nhà nước, phát huy vai trò các đoàn thể chính trị xã hội, từng bước hoàn thiện nền dân chủ, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, Công đoàn phải tập hợp đoàn kết được đông đảo công nhân lao động, trí thức, phấn đấu cho sự ổn định  và phát triển của đất nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh” là mục tiêu của toàn dân ta, cũng là mục tiêu phấn đấu của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo bảo vệ lợi ích của công nhân, lao động; thực hiện cho được chức năng của Công đoàn trong thời kỳ mới.
- Đại hội đã bầu Ban chấp hành Tổng Công đoàn Việt nam gồm: 110đ/c. Đoàn chủ tịch 15đ/c,Uỷ viên đoàn chủ tịch 10đ/c
- Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam: NGUYỄN VĂN TƯ
- Phó chủ tịch: 04 đ/c: - CÙ THỊ HẬU
- NGUYỄN VĂN LƯƠNG
   - HOÀNG MINH CHÚC
  - HOÀNG THỊ KHÁNH.

8- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ tám (VIII): Hà Nội năm 1998
Đại hội Công đoàn được tiến hành từ ngày 3 đến ngày 06/11/1998 tại hội trường Ba Đình Hà Nội
- Đại hội với mục tiêu: Trong những năm tới Công đoàn phải góp phần đáp ứng những yêu cầu, lợi ích của dân tộc, của giai cấp và của người lao động trong xu hướng phát triển của những năm đầu thế kỷ 21 là.” Vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì việc làm, đời sống dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh”.
Mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong thời gian tới là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” theo con đường xã hội chủ nghĩa.
- Đại hội đã bầu Ban chấp hành Tổng Công đoàn Việt nam gồm: 130đ/c. Đoàn chủ tịch 17đ/c. Ngoài ra bầu bổ sung 23đ/c (thay các đ/c chuyển công tác và nghỉ hưu)
- Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam: CÙ THỊ HẬU
- Phó chủ tịch: 04 đ/c:   - NGUYỄN AN LƯƠNG
- ĐỖ ĐỨC NGỌ
- ĐẶNG NGỌC CHIẾN
- NGUYỄN ĐÌNH THẮNG


9- Đại hội công đoàn lần thứ 9 được tiến hành từ ngày10 đến ngày 13/10/2003 tại Thủ đô Hà Nội .
  Nghị quyết của đại hội IX của Đảng là mục tiêu sát thực so với tình hình đất nước thực tế trong giai đoạn đổi mới , Phong trào công nhân lao động và chức năng của công đoàn đã được pháp luật quy định trên cơ sở tổng hoạt động công đoàn qua những thời kỳ. Mục tiêu và phương hướng tổng quát của tổ chức Công đoàn trong nhiệm kỳ 2003 – 2008 được xác định như sau:
- “ Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng lòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạnh trong thời kỳ mới; củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và có hiệu quả trong CNVC – LĐ; tham giaquản lý, chăm lo bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công đoàn; đỏi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; thạm gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cườnghợp tác quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hộ, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN”
- Với khẩu hiệu hành động “ Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC- LĐ, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
- Đại hội bầu đồng chí Cù Thị Hậu làm chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
10 – Đại hội Công đoàn lần thứ 10 được tiến hành từ ngày 02 đến ngày 05/11/2008 tại Thủ đô Hà Nội. Với mục tiêu và phương hướng hoạt động công đoàn trong nhiệm kỳ 2008 – 2013:  “ Tiếp tục đổi mới nội dung , phương thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, CNVC –LĐ làm đối tượng vận động, chuyển mạnh hoạt động Công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVC-LĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế- XH của đất nước “.
Với khẩu hiệu hành động: “ Đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, Công nhân, viên chức, lao động; vì sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước”
Đại hội đã bầu ra ban chấp hành gồm 160đ/c; Đoàn chủ tịch gồm 21đ/c đồng chí Đặng Ngọc Tùng Ủy viên trung ương Đảng làm Chủ tịch tổng liên đoàn lao động Việt Nam và 05 đ/c phó chủ tịch: Nguyễn Hoà Bình, Mai Đức Chính, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng, Hoàng Ngọc Thanh. Uỷ viên đoàn chủ tịch TLĐLĐVN gồm 15 đ/c và 13 đ/c làm uỷ ban kiểm tra TLĐLĐVN
Câu 4 : Anh, Chị hãy cho biết đại hội nào của tổ chức Công đoàn được đánh giá là đại hội đổi mới ? Vì sao ?.
Trả lời :  Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI được đánh giá là Đại hội đổi mới.
Đó là vì; Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI “ Đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử của Công đoàn Việt Nam trong tiến trình thực hiện đường lối đổi mới của đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo” Đại hội VI của Đảng từ 18/12/1986 đề ra ba chương trình kinh tế lớn : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu , xóa bỏ bao cấp không dùng tem phiếu, thực hiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, thương mại hóa tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng cùng với những cải cách trong lĩnh vực tài chính, kinh tế đẩy mạnh sản xuất, tăng trưởng kinh tế, chúng ta đã kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát. Nền kinh tế nhiều thành phần đã được phát huy trong bước đường dân chủ hóa đời sống kinh tế -xã hội và giải phóng sức sản xuất. được triển khai trong kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 là sự tìm tòi thử nghiệm, để vượt qua khó khăn, thoát khỏi khủng hoảng  .
Đổi mới là quy luật sống còn, là cuộc cách mạng cả trong lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất từ cơ sở kinh tế đến hình thái ý thức xã hội. Đó là một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái cũ và cái mới trong nếp nghĩ, cách làm, trong tâm lý thói quen của tất cả mọi người.
Đổi mới không phải chỉ là việc thay đổi các bộ máy sắp xếp lại con người ở các cơ quan, mà nó diễn ra trong mỗi con người, mỗi vị trí công tác, trong mỗi tập thể lao động. Đổi mới là một cuộc cách mạng, mà là: “ cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.”
Đại hội VI Công đoàn Việt Nam đã xác định tôn chỉ: “ Việc làm và đời sống, dân chủ và công bằng xã hội “ là mục tiêu hoạt động của công đoàn các cấp. Đại hội cũng đã quyết định đổi tên Tổng công đoàn Việt Nam thành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
- Ngày 30/06/1990 Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 17 đã thông qua Luật công đoàn Luật này thay thế Luật công đoàn đã công bố ngày 05/11/1957.

1 nhận xét: