BÀI THUỐC CHỮA BỆNH
TỪ CÂY RAU, CỦ, QUẢ
CHẾ BIẾN THÀNH NHỮNG MÓN ĂN NGON
Trong đời sống hằng ngày người dân Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm thực tế về ẩm thực được dùng trong các bữa ăn hàng ngày, tất cả các loại cây lương thực, hoa mầu như: khoai, sắn, đậu, rau củ, quả. Từ cây cỏ mọc hoang, được con người sử dụng làm các món ăn qua nhiều thế hệ, trải qua rất nhiều kinh nghiệm thực tế về các loài thực vật được sử dụng trong bữa ăn, mang lại lợi ích nhờ ở tính chất chứa nhiều dinh dưỡng có tác dụng nhất định đến máu huyết, tỳ vị, thần kinh.
Trước tiên rau,củ, quả mang lại lợi ích nhờ bản thân nó chứa nhiều chất sơ (cellulose) giúp cho sự tiêu hóa được thuận lợi. Mỗi loại rau, quả, có chứa nhiều tinh chất,dưỡng chất bồi bổ cơ thể, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể, vừa ức chế các yếu tố gây bệnh, một vài loại rau kết hợp với gia vị thành những món ăn ngon miệng, bổ dưỡng mà còn là một bài thuốc đặc trị. Nhiều loại thức ăn rau quả, còn cho ta các bộ phận đề kháng để sơ cứu kịp thời các bệnh mới mắc mà chưa phải cần đến thuốc tây.
Đối với nền y học tiến bộ hiện nay, dược liệu tràn ngập khắp nơi nhưng lại mang ít nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn, nếu dùng lâu dài tất yếu không tránh khỏi biến chuyển thành bệnh khác. Vì vậy, việc tìm hiểu và sử dụng thực vật làm món ăn chữa bệnh chính là giải pháp tiết kiệm và an toàn hơn cả.
Thức ăn và phương pháp ăn mang tính chất quyết định đối với sức khỏe và tuổi thọ của con người.
Các bạn sẽ tìm thấy ở đây những hướng dẫn đa dạng về dùng thức ăn, rau quả nhằm chữa các bệnh thường gặp ở trẻ em, phụ nữ, người già và mọi người... Phần nhiều các món ăn đều có cơ sở khoa học từ những kinh nghiệm lâu đời sâu sắc, đã được các nhà nhiên cứu xác nhận, đã qua khảo nghiệm ở các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện, nhà điều dưỡng, viện não khoa... trong và ngoài nước. Một số món ăn, thức uống là kinh nghiệm lâu đời của nhân dân các dân tộc. Ăn uống có định hướng là mục đích cao nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính mình để sống có ích, sống khỏe, sống thọ... đã và đang sẽ là nếp sống văn minh nhất, khoa học nhất hiện nay và mai sau./.
Bài I : GIẢI ĐỘC CƠ THỂ, NGỪA UNG THƯ
Các thức ăn giầu Vitamin C:
- Rau bồ ngót 100g (hay rau giềng, rau sam,rau đay, bó sôi, mồng tơi...) tôm thịt 30g dùng để nấu canh.
- Acti sô 50g, sen cạn 50g, trái so đũa 100g, cà rốt 50g, dưa chuột 100g, cải soong 100g, cà chua 30g, sào với tôm thịt.
- Khổ qua bỏ ruột nhồi ngó sen 50g, đu đủ 50g, thịt lạc 50g –hấp chín
- Dưa hấu, chuối, đu đủ, hồng xiêm... ăn tươi
Tác dụng: tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể, chống nhiễm độc không khí: carbon, oron, crom, oxit nitơ... Các món ăn này rất bổ ích cho cư dân sống ở thành phố, khu công nghiệp.
- Cà rốt 50g thái sợi, cà chua 50g thái lát, rau diếp, xà lách 100g, thịt bằm 50g xào chín - trộn dầu giấm. Tác dụng tăng miễn dịch tự nhiên, ngừa nhiễm độc mãn tính, làm dịu stress.
- Rau má 100g rửa sạch, xay nhuyễn vắt nước cốt pha với đường uống 1lần/ngày, đợt uống từ 5-7 ngày trong tháng 2 đợt. Tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, lợi tiểu, hạ nhiệt, giải khát chống nóng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, cầm máu, ngừa tác hại của ô nhiễm môi trường.
- Củ tỏi 20g giã nát, dâu tây (hay dâu dại) 50g – ngâm trong150ml riệu 300, uống 10ml/ngày đợt 5-7 ngày. Tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng các cơ chế tự vệ miễn dịch tự nhiên, giảm tác hại cuả nicotin và những chât độc khác của môi trường.
- Rễ đinh lăng 15g tán bột, thịt gà 100g – hầm chín ăn, hay lá đinh lăng 100g, thương truật 20g thái lát – sao giòn tán bột, mỗi ngày dùng 10g hãm nước sôi uống thay trà, đợt10-15 ngày. Tác dụng tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như nóng lực, stress, đói khát, suy mòn, quáng gà, yếu xương, tinh thần u uất, kiệt sức...; làm cho cơ thể ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân, tráng kiện, sống lâu.
- Lá sắn dây ( hay lá đậu ván trắng) 50g, mía róc vỏ tiện khúc, chẻ tư 100g – nấu nước uống thay trà. Tác dụng giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu tăng sức.
- Rau cần tây 100g, bắp cải 50g, thịt bò 50g - xào chín. Tác dụng giảm stress, ổn định tinh thần làm ngủ ngon.
- Bột sắn dây 50-100g, tôm thịt 30g – khuấy chín ăn 1lần/ngày đợt 10 ngày. Tác dụng giải độc cho người nghiện riệu, thuốc lá.
- Cải soong 50g, lá nhãn 100g sắc uống từ 3-4lần/tuần. Tác dụng giải độc thuốc lá, ngừa cảm cúm.
- Quả nho chín 100g – ăn tươi/ngày đợt 7-10 ngày. Phòng ngừa và giảm nhẹ nhiễm đọc thủy ngân, chì.
- Bột đậu nành (rang chín bỏ vỏ)40%, bột ngô 60% -Trộn đều, mỗi lần dùng 50g khuấy chín với đường hay tôm thịt, ăn 3-4 lần/tuần. Tác dụng bột bắp ngô giầu magiê (Mg), đậu nành có sinh chất chống ung thư, nên món ăn có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của tế bao ung thư, trợ tim mạch.
- Già giò 1 con ( hay chim bồ câu , ếch) làm sạch giữ lại tim, gan, thận, actiso cắt nhỏ nhồi 50g, bột hoàng kỳ 16g, - hầm chín ăn. Tác dụng tăng miễn dịch ngừa ung thư, giảm mệt mỏi do tuổi tác, suy nhược mãn tính, bảo vệ gan, khỏe thận, mạch cơ bắp, chữa đâu niệu, phù thũng.
- Linh chi 20g, actiso 100g – tán bột trộn đều mỗi ngày dùng 10g hãm nước sôi uống thay trà. Tác dụng giải độc trợ gian thận, tăng khả năng miễn dịch, ngừa một số loại ung thư, chống tác hại của chất phóng sạ có lợi cho bệnh nhân xạ trị, làm chậm não hoá các cơ quan, giảm chất béo, chất đường trong máu, bồi bổ cơ thể.
- Trà xanh hay trà đen mỗi ngày uống từ 10- 20g hãm nước sôi uống. Tác dụng: Có thể ngăn ngừa chống nhiễm chất phóng xạ, ngừa 75% ung thư da, giảm sự di căn của tế bào ung thư .
- Cây bụp giấy 200g, củ tỏi 20g, tôm thịt 30g - xào chín, tác dụng ngừa ung thư da, giảm xơ vữa động mạch, kích thích tiêu hóa.
- Cùi quả cọ dầu 30g thái lát, cà rốt 50g thái sợi, thịt nạc 50g –xào chín. Tác dụng ngừa và hạn chế ung thư: Mũi, họng, thực quản, vú.
- Bạch phục linh 20g sắc kỹ lấy nước, thêm gạo 50g, thịt lợn nạc 50g nấu cháo ăn 3, 4 lần /ngày. Tác dụng: Tăng khả năng miễn dịch, nâng sức đề kháng, chống một số loại ung thư, kiện tỳ, ích vị, lợi thủy, tiêu thũng tăng chất thải k, Na, Cl, giảm mập ở người già, không dùng cho bệnh nhân trĩ và bệnh thoát giang.
- Hải sâm 50g ( chọn loại thịt đen, dẻo quánh tốt hơn loại thịt đỏ - thái lát) bột nhân sâm 4g – chưng chín, ăn1lần/ngày đợt 7-10 ngày. Tác dụng: ức chế ung thư di căn, thu trú tế bào ác tính làm chậm quá trình phát triển của khối u, kéo dài tuổi thọ của người bệnh,
- Tăng cường dùng mầu được chế từ thảo mộc thay cho mầu hóa chất trong nhuộm mầu thực phẩm, bánh kẹo ... để tránh nguy cơ ngộ độc cấp và mãn tính, ung thư tiềm tàng cho người tiêu dùng.
Mầu đỏ lấy từ cây bụp giấy, gỗ vang. Mầu hồng từ quả mồng tơi. Mầu nâu từ đường cháy. Mầu vàng từ cơm quả gấc, nghệ, quả dành dành. Mầu xanh từ rau ngót, rau cải... Ngay cả mầu thực vật cũng không nên lạm dụng, dùng liều cao, dài ngày cũng có thể không an toàn. ( Còn tiếp nữa)...
vMầu đỏ lấy từ cây bụp giấy, gỗ vang. Mầu hồng từ quả mồng tơi. Mầu nâu từ đường cháy. Mầu vàng từ cơm quả gấc, nghệ, quả dành dành. Mầu xanh từ rau ngót, rau cải... Ngay cả mầu thực vật cũng không nên lạm dụng, dùng liều cao, dài ngày cũng có thể không an toàn. ( Còn tiếp nữa)...
bài rất hữu ích
Trả lờiXóa